Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 09/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Nhà giàn trên thềm lục địa – Bài 4: Sóng nhà giàn DK1 – 2 - Bài và ảnh: Đoàn Hoài Trung Nhà giàn trên thềm lục địa – Bài 4: Sóng nhà giàn DK1 – 2 - Bài và ảnh: Đoàn Hoài Trung , Người xứ Nghệ Kiev
 

 VanVN.Net - Trên khu vực biển thềm lục địa phía Nam Tổ quốc có nhiều nhà giàn hiện diện vững chắc trên các bãi ngầm khu vực DK1. Thường trực tại đây có các lực lượng bộ đội Hải quân cùng cán bộ, nhân viên của các ngành bảo đảm hàng hải, khí tượng thủy văn, dầu khí ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ quốc kế dân sinh. Chúng ta cùng nhau đến thăm Trạm Kinh tế Khoa học-Dịch vụ Phúc Tần A (Nhà giàn Dk1-2) thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chuyển hàng lên nhà giàn DK1
 
Bãi ngầm Phúc Tần cách thành phố Vũng Tầu khoảng 243 hải lý về phía Đông Nam. Phạm vi bãi ngầm trong khoảng độ sâu 5,5m đến độ sâu 200m, có chiều dài khoảng 28km, chiều rộng nhất khoảng 26km. Trong lần đến thăm nhà giàn Phúc Tần A cách đây không lâu, tôi đã được nghe Trung tá Trang Hải Âu, chỉ huy trưởng nhà giàn DK1-2 kể về cái tên Phúc Tần. Tương truyền kể lại rằng, Thái Tông Hiếu Triết Hoàng đế húy là Nguyễn Phúc Tần con thứ hai của đức Thần Tông Nguyễn Phúc Lan và Hoàng hậu họ Đoàn sinh ngày 19 tháng 6 năm Canh Thân (18-7-1620). Lúc làm Thế tử, ngài được phong là Thái phó Dũng Lễ Hầu, là một võ tướng có tài. Năm Giáp Thân 1644, ngài đốc suất các chiến thuyền vây đánh ba chiếc tàu người Hà Lan tại cửa Eo làm thuyền trưởng phải tự tử, hai chiếc bỏ chạy, một chiếc va vào đá ngầm chìm. Đức Thần Tông đã có lời khen ngợi: “Trước kia Tiên quân đã từng phá giặc biển, nay con ta cũng lại như thế, ta không lo gì nữa”.
Giờ đây thiếu tá Trang Hải Âu đã về nghỉ hưu, kế tục anh là Đại úy Hoàng Quốc Việt, chỉ huy trưởng nhà giàn DK1-2. Đại úy Việt năm nay mới 38 tuổi, anh đã có 18 năm tuổi quân và đúng 10 năm sống ngoài nhà giàn DK1. Quê hương anh ở Hà Tĩnh, nhưng trước yêu cầu nhiệm vụ, anh đã mua đất làm ngôi nhà nhỏ  ở khu Nhơn Trạch, Đồng Nai. Vợ của anh chị Nguyễn Quỳnh Trâm, quê cũng ở Hà Tĩnh đã quá quen thuộc với cảnh chồng xa nhà. Từ ngày lấy anh Việt, chị mới được ăn tết cùng chồng có 3 lần. Còn đã 7 cái tết Hoàng Quốc Việt cùng đồng đội đón xuân nơi đầu sóng ngọn gió. Hai vợ chồng anh đã có 2 người con, một lên 6 tuổi và đứa sau mới 6 tháng. Đại úy Việt ra nhà giàn đã hơn 4 tháng, ngày anh đi phải nhờ mẹ vợ ở quê vào đỡ đần cho vợ nuôi con nhỏ.
 
Các chiến sỹ câu cá trên nhà dàn DK1
 
Trung úy Phạm Văn Hoàng, chính trị viên nhà giàn DK1-2 sinh năm 1983 mới cưới vợ tháng 12 vừa rồi, vợ anh là giáo viên trường tiểu học Nhơn Trạch. Ra ngoài nhà giàn, anh nhớ người vợ trẻ đến quay quắt. Nhưng là cán bộ chính trị, anh biết dấu tình cảm cá nhân mình để động viên cán bộ, công nhân viên trên nhà giàn tập trung hoàn thành nhiệm vụ. Như nhân viên y tế Mai Văn Dương đang có vợ là giáo viên dạy ở Nhơn Trạch, xa chồng gần năm trời con trai mới gần 3 tuổi lúc con ốm đau, một mình chăm con trong đêm trường lạnh lẽo.
Trung úy Hoàng tâm sự: “Chúng em luôn nhìn những tấm gương của các thế hệ đàn anh đi trước, để rèn luyện phấn đấu”. Cuộc sống của những chiến sĩ nhà giàn trước đây gian khổ hơn nhiều. Nhà giàn DK1-3 cách nhà dàn DK1-2 khoảng 3,5 hải lý được xây dựng tháng 6 năm 1989. Nhà giàn Dk1-3 có diện tích sử dụng 144m2, cách mặt nước biển lúc triều cường là 10,5m. Đầu tháng 12 năm 1990, cơn bão số 10 tràn qua khu vực DK1 với gió mạnh cấp 10, cấp 11. Đêm 4 tháng 12 năm 1990, nhà giàn DK1-3 bị sóng dâng cao 14 đến 15m, đánh nghiêng nhà giàn, phá vỡ các sàn ghi tầng dưới và sau mấy tiếng chống chọi, lúc 2 giờ ngày 5 tháng 12, toàn bộ khối nhà bị đổ xuống biển. Trung úy Bùi Xuân Bổng, trạm trưởng và trung úy Nguyễn Hữu Quảng, trạm phó chính trị đã bình tĩnh báo tin về đất liền và  chỉ huy bộ đội sử dụng  các phao, xuồng cứu sinh rời nhà giàn. Phút cuối cùng hai anh mới rời vị trí. Sau khi nhận tin nhà giàn Phúc Tần bị đổ, Quân chủng Hải quân đã cử 3 tàu  trực trên khu vực là HQ711, HQ713, HQ965 khẩn trương đến cấp cứu bộ đội. Suốt cả ngày tìm kiếm, tàu HQ711 đã vớt cứu được 5 người trong đó có trung úy Bùi Xuân Bổng. Còn 3 đồng chí khác đã vĩnh viên đi vào lòng biển. Đó là Trung úy Nguyễn Hữu Quảng, trạm phó chính trị; quân y sĩ Trần Văn Là và nhân viên cơ điện Hồ Văn Hiền. Họ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ thềm lục địa phía Đông Nam  của Tổ quốc.
Các chiến sỹ sửa chữa ra đa trên nhà giàn
 
Tháng 8 năm 1993, Nhà nước tiếp tục xây dựng Trạm Kinh tế-Khoa học-Dịch vụ Phú Tần A (DK1-2). Tháng 8 năm 1996 dựng lắp xong Trạm Kinh tế-Khoa học-Dịch vụ Phúc Tần B (DK1-16) và Phúc Tần C (DK1-17) và tháng 4-1997 lắp xong trạm Phúc Tần D (DK1-18). Liên lục từ năm 1993-1997, Nhà nước ta xây dựng 4 trạm trên bãi ngầm Phúc Tần, trị giá gần 60 tỉ đồng. Đây là các nhà trạm được thiết kế, chế tạo nội thất đáp ứng ngày càng hiệu quả hơn cho các hoạt động của trạm. Kết cấu nhà vững chắc, có thể chống chọi, chịu đựng sóng cấp 12. Cuộc sống trên nhà giàn bây giờ đã đỡ hơn trước nhiều. Được Đảng, Nhà nước, Quân đội và các tổ chức xã hội quan tâm, ngày nay trên nhà gian đã được trang bị Ti vi, tủ lạnh, hệ thống điện pin mặt trời, vi tính, giàn karaoke… Đặc biệt Công ty viễn thông quân đội Viettel đã phủ sóng điện thoại di động đến các nhà giàn. Nhờ thế khoảng xa cách giữa nhà giàn với đất liền như được xích lại gần hơn. Trên nhà giàn, các anh được trang bị bồn đất, phân bón, hạt giống rau… nên việc tăng gia hết sức thuận lợi. Mùa nào thức nấy, rau xanh quanh năm nào rau muống, rau cải, bầu đất, mùng tơi các loại rau thơm như chanh, hành, ngò ớt đều được trồng đầy đủ, góp phần ngon miệng cho bộ đội. Thú vui thích nhất là đi câu cá. Từ trên nhà giàn anh em thả dây câu xuống. Biển hào phóng tặng cho các anh cá kìm dài cả mét, cá cơm, cá hồng, cá mú thỉnh thoảng vớ được chú cá thu vài chục ký. Chỉ có điều vào mùa khô, anh em phải bảo nhau tiết kiệm nước, mỗi người chỉ được sử dụng 5 lít đến 10 lít nước/ngày. Từ đó xuất hiện kiểu tắm em bé, nghĩa là tự ngồi vào chậu nước, tắm xong lại dùng chính nước tắm đó tưới cho rau. 
 Đặc điểm nổi bật của khu vực Phúc Tần  là khu vực hoạt động biển nhạy cảm và hết sức phức tạp, nước ngoài thường xuyên sử dụng tàu nghiên cứu, tàu cải dạng, tàu chiến, tàu cá vào thăm dò địa chấn, trinh sát quấy rối, vi phạm chủ quyền nước ta. Ngoài ra có nhiều tàu cá Hồng Công, Philipin xuống đánh bắt trái phép hải sản vào các tháng 3,4,5 và tháng 9, tháng 10 thời kỳ sóng yên biển lặng. Nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên trên nhà giàn DK1-2 là luôn luôn quan sát tình hình hoạt động của thuyền bè trên vùng biển DK1, nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Trong năm 2011, các anh đã phát hiện được 69 tàu lạ, từ đầu năm đến nay các anh đã phát hiện nhiều lần tàu trinh sát điện tử, tàu hộ vệ tên lửa, tàu hải giám, tàu ngư chính và cả tàu kéo dàn khoan nước ngoài. Nhiều đêm các anh phải căng mắt theo dõi sự hoạt động cuả tàu lạ, báo tin tức về đất liền để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Các ngư dân đánh cá cũng thường xuyên ghé thăm nhà giàn DK1. Đối với họ, DK1 như một điểm tựa niềm tin cho họ nới biển xa. Mới đây thuyền đánh cá của ngư dân tỉnh Phú Yên đi đánh bắt xa bờ , có người bị ốm, phải ghé lại nhà giàn DK1-2. Y tế nhà giàn đã chăm lo thuốc men đồng thời tiếp nước ngọt, rau xanh cho thuyền ngư dân.
Một buổi sinh hoạt trên nhà giàn DK1
 
Đối với cán bộ, công nhân viên trên nhà giàn DK1-2, thì hậu phương của họ đang ở rất xa xôi, những đồng đội  xung quanh chính là những người thân yêu nhất. Đối với họ “nhà giàn là nhà, biển là quê hương”. Họ đoàn kết, yêu thương nhau như anh em ruột thịt, cùng nhau chia sẻ tâm tư tình cảm, động viên nhau giữ vững tinh thần lạc quan yêu đời. Ngoài giờ huấn luyện làm nhiệm vụ, anh em cùng nhau chơi thể thao như bóng bàn, cờ tướng. Nhất là món tú lơ khơ chơi quỳ hoặc quệt nhọ nồi, nhiều phen mặt anh nào anh nấy đen nhẻm như từ lò than chui ra. Những nụ cười sảng khoái giữa biển khơi như tan đi nỗi nhớ nhà. Những cái tên  Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Tài, Dương Xuân Hải, Trương Công Tuấn, Trần Đình Thắm, Đỗ Văn Duẩn… đã ghi trên vách gia đình DK1-2. Chỉ huy phó Vũ Thanh Sang tuổi đời nhỏ nhất mới 27 tuổi, chưa có vợ, Chàng trai Nam Định mới tốt nghiệp Trường Sĩ quan lục quân 2 đã xung phong ra biển. Sang tâm sự: “Ngày đầu mới ra biển em nhớ nhà vô cùng và đôi lúc cảm thấy mình nhỏ bé giữa biển khơi mênh mông ầm ầm sóng gió. Nhưng rồi được anh em động viên lại nhận những tin nhắn của người yêu, em nhanh chóng hòa mình với cuộc sống”. Sang có người yêu là Đoàn Thị Minh Huyền vừa tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Huyền thường xuyên động viên người yêu và tin tưởng vào tương lai. Sang đang dự định sang năm về cưới vợ. Sang đồng ý để  tôi đăng lá thư của Huyền gửi cho Sang qua đường mail mới ngày 24-5 vừa qua:
Gấu iu… Em yêu nè… hi…hi… Gấu sẽ bất ngờ khi đọc lá thư này của em.
Bây giờ là 13h30 ngày 24 tháng 5 năm 2012. Em sắp đi làm thêm rồi, dự định của em là đi làm trong tuần này cơ nhưng do mắc chia tay Gấu hôm thứ ba cho nên em sẽ đi làm trong tuần sau. Đầu tháng 6 đi làm, đi học luôn. Gấu nói Gấu mệt nên em chẳng dám gọi cho Gấu sợ làm Gấu mệt thêm, em đành lên đây viết để giải tỏa cảm xúc nè. Những ngày đầu Gấu đi em buồn lắm, đi đâu cũng toàn là kỉ niệm, trên đường đi xuống Vũng Tàu có kỉ niệm. Gấu nhớ hôm hai chúng mình cùng nhau đi xuống Vũng Tàu chơi không? Sáng hôm đó hai chúng  mình xuất phát khá muộn. Đi hơn 3 tiếng đồng hồ mới tới đến nơi. Đi cũng khổ, hết nắng lại mưa làm hai đứa lúc khô lúc ướt. Gấu còn đỡ chứ em ngồi đằng sau thấy mà mệt. Đau người kinh khủng, mắt thì cứ nhíu lại, mở không nổi. Nói chuyện với Gấu mà Gấu chẳng niềm nở nói lại với em. Chán! em hát một mình cho đỡ buồn ngủ và quên cái đau người. Nhưng trời ơi, dù đã cố gắng đến phút cuối cùng nhưng em cũng không thể nào đỡ đau và đỡ buồn ngủ được. Buồn cười mà cũng bực mình cảnh hai chúng mình đi tìm bánh canh Long Hương. Nghe Gấu maketing, em thèm chảy nước miếng, háo hức, cố gắng chống trọi với cái đau, cái buồn ngủ để gặp tô bánh canh nóng hổi… Ôi thôi… tất cả coi như vỡ òa….khi gần về tới nhà thì bánh canh không tìm thấy… Gấu không biết lúc đó em điên như thế nào đâu, muốn oánh Gấu lun, nhưng cũng chính vì cái sự “ lừa đảo điêu luyện” đó của Gấu mà em qua được cái đau tạm thời….
Nhớ cái quán chúng mình uống nước nghỉ giữa đường, nhớ con đường chúng mình cùng nhau đi suối nước nóng, nhớ chai nước anh mua cho em khi em đi đường, nhớ căn phòng anh thuê cho em! nhớ trái dừa anh mua cho em mỗi khi em đi đường dài, nhớ bộ quần áo anh mua cho em hôm anh mới về và hôm anh chuẩn bị đi, nhớ cái ghế đá lần đầu tiên anh lơ ngơ lên Sài thành gặp em, nhớ quán trà sữa lần đầu tiên em cùng anh uống, nhớ con gấu trúc anh tặng em hôm sinh nhật – một con gấu thật đẹp, dễ thương và thật ý nghĩa, nhớ cái vòng quay chúng mình ngồi chơi ở Đầm Sen lần đầu tiên - cái nắm tay đầu tiên cũng xuất phát từ đó, nhớ băng đăng – nơi em cảm nhận được hơi ấm từ lòng bàn tay và sự che chở của Gấu, nhớ quán cơm hàng trưa chúng mình ăn, nhớ những công viên – nơi mà chúng mình cùng nhau tâm tình về hiện tại và tương lai – những khoảnh khắc đáng nhớ nhất cuộc đời, nhớ cái địa điểm ở công viên Lê Thị Riêng Gấu lừa em để hôn trộm một cái vào trán – chao ôi, sao mà dễ thương nhưng mà cũng đáng ghét đến thế, nhớ quán bún thịt nướng hai chúng  mình thường hay ăn – ăn ở quán đó cả khi ở quán không còn thịt nhiều, nhớ những lần anh tận tụy tới giúp em khi em làm việc mệt mỏi, anh đã cổ vũ động viên em những lúc em mất tinh thần và không đủ tự tin, nhớ những bài học về cuộc sống mà anh đã  chỉ cho em…
Ôi…bao nhiêu là kỉ niệm, bao nhiêu cái để nhớ, bao nhiêu cái để yêu, bao nhiêu cái để cười và cũng có bấy nhiêu cái phải làm rơi nước mắt – giọt nước mắt của niềm vui và cũng có giọt nước mắt của nỗi buồn, sự nhung nhớ.
Có biết bao cái để nhớ, để yêu, để hồi tưởng và để chờ đợi. Ấy thế mà không hiểu sao trong một vài khoảnh khắc em lại chán ghét tất cả và em lại đi ghen tị với tình yêu của người khác. Giờ ngồi ghi và nhớ lại từng chi tiết thấy mình thật ích kỉ, tham lam và hơi nhỏ nhen. Nhưng em lại không hổ thẹn vì điều đó. Bởi những điều đó cũng chỉ xuất phát từ tình yêu và sự bảo vệ cho tình yêu của em mà thôi. Anh ra ngoài biển rồi, lại một năm nữa em ở nhà một mình và cố gắng nỗ lực đợi ngày anh về. Ừ thì một năm trôi qua nhanh lắm, thoắt cái qua ngay, nhưng trong cuộc sống của em có đôi lần cần anh làm điểm tựa, những lúc đó em bám víu lấy ai đây? Anh làm xa, ngoài đó cũng có những cái cực khổ, chẳng lẽ lúc nào em cũng than với anh về cuộc sống của em. Và thế là ngoài sự chờ đợi em còn thêm một cái nữa, đó là sự kiên cường. Thế đấy, giờ em thấy làm vợ của Lính Hải quân thật không dễ chút nào. Rồi mai đây có thể chiến tranh xảy ra, vấn đề vùng biển đang là vấn đề nóng của cả nước. Mỗi lần nghĩ đến mà đau lòng, nhức óc.
Đã quyết định đến với nhau thì phải cố gắng để cho nhau có cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ. Đây là hai điều kiện cần và đủ để có một gia đình như ý. Hạnh phúc mà không đầy đủ điều kiện về kinh tế thì cuộc sống cũng nảy sinh những mâu thuẫn và khó khăn. Đầy đủ mà không sống hạnh phúc thì cuộc sống vợ chồng khô khan và khó bền vững. Làm thế nào để có thể đạt được hai điều kiện tiên quyết trên? Anh hãy tự trả lời và tìm cách để đạt được điều đó nhé.
Bây giờ chúng ta đã có quá nhiều cái ràng buộc, phải cố gắng để tạo dựng tương lai. Trong những năm này cả em và cả anh phải cố gắng làm việc cật lực và học tập hết sức để có thể thực hiện ước mơ nhé. Phải luôn cố gắng và nỗ lực làm việc. Nếu Gấu có những biểu hiện của sự lười biếng và nhu nhược, em đây sẽ không cần suy nghĩ mà từ bỏ Gấu ngay tức khắc. Cuộc đời của em không phải gắn liền với loại chồng như thế.
Chúc Gấu công tác tốt, luôn nhớ và yêu  Huyền mập nhiều nhé!
Nhà giàn DK1-2
 
Trung tá Nguyễn Thế Dĩnh, chính trị viên cụm DK1 cho biết, nhà giàn DK1-2 (Trạm kinh tế-khoa học-dịch vụ Phúc Tần A) đã được tặng danh hiệu “đơn vị quyết thắng 9 lần, Bộ Quốc phòng tặng 4 bằng khen, vì đã có thành tích trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; Tổng cục Chính trị tặng 2 bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Còn trong lòng tôi, cứ ngân nga bốn câu thơ:
Chưa đi chưa biết  Dê-Ka
Đi rồi mới thấy toàn là sóng thôi
Nhà giàn ở giữa biển khơi
Xung quanh mây nước mà đời vẫn vui.
               Theo Hội nhà văn Việt Nam

  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60755677

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July