Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Kẻ lạc Kẻ lạc , Người xứ Nghệ Kiev
 
Susucn Nguyen  
Từ khi mẹ mất, chị trôi dạt tới nơi này. Lẽ ra chị cũng không cắm sào ở cái bến sông lạ lùng này đâu. Tại cái bụng ngày càng lum lúp nhô lên. Đủ ngày đủ tháng thì thằng con chui ra. Không cần biết cuộc đời bên ngoài bụng mẹ là bao giông bão chực chờ. Giờ, chị không mong cầu gì thêm ngoài giấc ngủ bình an cho cả hai mẹ con. Và mình qua khỏi cữ bình an, không sản hậu, mau lại sức để còn buôn bán lặt vặt nuôi con.
Kẻ lạc
 Minh họa: Ngô Xuân Khôi

Bến sông tầm năm giờ rưỡi chiều sẽ huyên náo nháo nhào lên một trận, không phải vì đó là chuyến đò đông nghịt người ngay giờ tan sở. Cũng không phải vì đây là bến đò duy nhất còn sót lại sát nách Sài Gòn. Chỉ nay mai thôi, một chiếc cầu vững chãi sẽ mọc lên, nối hai bờ sông liền mạch. Những cảnh người xe xếp hàng dài chờ đò, buôn chuyện tầm phào vu vơ trên bến sông, thoảng sẽ chỉ còn trong ký ức hay trong con mắt kẻ nặng tình sông nước lâu nay.

Tầm giờ đó, ngay cái mõm đá nhô ra khỏi bờ sông bên này, một thân thể gầy nhom luôn xuất hiện đúng hướng mặt trời chuẩn bị lặn xuống bên kia sông. Cái thân cao lêu đêu đứng co một chân như con hồng hạc trong vài phút trước khi búng mình xuống dòng nước đang duềnh lên theo sóng đánh mạn ghe tàu, xà lan từ mé bờ bên kia dập lại.

Thường thì âm thanh của nước bắn lên khi thân người đã nằm gọn gàng trong dòng chảy ngầu đục đó sẽ không khiến ai chú ý. Người ta mong ngóng tiếng ghe lớn từ mé bờ sông bên kia. Ghe đang phăm phăm băm vằm mấy dề lục bình nhởn nhơ qua lại giỡn sóng, từ cánh xà lan cõng những công hàng tải xuôi sông Cái ra cảng lớn. Nhưng cũng rất thường xuyên, khách lần đầu quá giang chuyến đò đặc biệt nhất của nơi này cũng phải cuống cuồng vứt xe chạy ào xuống mé sông, hô hoán gọi nhau vớt “chõng”.

Đó là khi họ thấy manh áo tơi bời của gã dập dìu nổi lên mặt nước. Và cái thâ‌n hìn‌h hồng hạc ấy, úp xuống, xoãi cánh mặc cho sóng đánh võng đu đưa qua lại một hồi. Vài thanh niên hấp tấp lôi mấy can nhựa rỗng của chị vứt xuống sông. Kẻ cởi áo. Kẻ quăng nón. Người thảy cuộn dây dù. Chị khản giọng kêu “đừng”. Nhưng tiếng chị cũng rơi tõm xuống mặt sông cùng đám người đang hối hả làm cái việc rất nhân từ bản năng kia.

Cũng đám thanh niên đó, vài ba người có những hình xăm vằn vện gần kín lưng, vừa phun nước phì phì, văng tục.

- Bà nội, biết sao không nói? Làm tụi tui tưởng bở không!

Chị thủng thỉnh lôi chiếc khăn bông lớn thảy qua, liếc xéo:

- Mấy cậu có ai cho tui nói không?

Đám thanh niên lếch thếch bỏ đi. Chắc chắn trên chuyến đò hướng qua bên kia bờ vô thành phố sẽ có những câu chuyện li kỳ được thêu dệt, kèm những tràng cười, và không ít những câu văng tục. Chị quen rồi. Cảnh đó, người đó, và cả những nhiếc móc, thở dài.

Nhưng cái kẻ vừa được lôi lên từ mặt sông kia thì ít nhiều chưng hửng. Chắc gã không ngờ rằng mình đã thành xác chết trong mắt người khác. Lềnh bềnh. Xấu xí. Và đáng thương vô cùng tận. Nhưng cái nghiệt oan hơn là, ngay khi gã còn sống, cuộc đời gã cũng chỉ là một thứ gì đó lềnh bềnh, vô định. Khác nào một thằng chõng trôi.

Hôm nọ, gã nốc mấy chung rượu cay rồi làu bàu chỉ trỏ ra hướng sông.

- Tụi bây á, sướng hơn tao, đừng cười!

Chị đang pha cà phê cho khách, lúi húi ngó ra sông, kiếm coi “tụi bây” nào đang chọc ngoáy gã. À, đám lục bình xanh mướt kia kìa. Chị lắc đầu cười nhẹ. Hôm thì gã nói chuyện với cái cây, hôm thì với lá, bữa thì chọc chó, bữa mắng mèo. Gã cũng nhiều chuyện lắm. Những câu chuyện gã vớt từ sông lên, li kì, dị hợm, đôi lúc khiến mấy người bến đò nổi da gà, nghe xong tối mở đèn nhà sáng trưng không dám ngủ.

Gã luôn miệng dặn chị đừng bao giờ ra sông.

Và cả thằng con của chị nữa.

Có những chuyện chỉ riêng sông biết.

Chị cũng nhiều năm rồi không dám ngủ, nhất là khi thằng con trái gió trở trời, nóng sốt đau bệnh triền miên. Căn phòng trọ nhỏ xíu tồi tàn ngay sát mép sông. Nửa đêm gió sông táp mặt cửa, cào ràn rạt như móng vuốt những con quái thú. Chị ngồi lau mát hạ sốt cho con, thỉnh thoảng tự xoa bóp cái chân mình đang teo tóp dần. Chị bán vé số trong khu trọ hay an ủi chị. Ông trời không lấy hết của ai cái gì đâu, mất cái này, được cái kia. Chị nghe xong chực khóc. Đúng là ông trời đâu lấy gì của chị. Chỉ có ông ta thôi. Ông tự tiện rứt thanh xuân tràn rực sức sống khỏi c‌ơ th‌ể chị. Rồi thối lại một thứ mà chị buộc phải ngơ ngác nhận lấy, đắng cay ngậm lời.

*

Hôm gã đến nhìn mặt thằng nhỏ là một hôm mưa trắng trời trong cơn áp thấp nhiệt đới đón bão đầu mùa. Gã run lên trong manh áo rách, dính sát thân mình trơ ba sườn lòi.

Gã níu cửa phòng, ánh mắt lướt qua chiếc nệm mỏng trải trên sàn ẩm ướt. Trong chiếc mùng chụp nhỏ xíu, thằng nhỏ đỏ hỏn nằm ngủ ngon lành. Mặc mưa gió tơi bời ngoài kia. Sinh con đầu lòng, chị yếu như cua lột, lại một mình nằm cữ, có gì ăn đó, miễn chắt ra được bầu sữa nuôi con. Nhưng chuyện giặt giũ cho bà đẻ, phải nhờ tới chị bán vé số.

Từ khi mẹ mất, chị trôi dạt tới nơi này. Lẽ ra chị cũng không cắm sào ở cái bến sông lạ lùng này đâu. Tại cái bụng ngày càng lum lúp nhô lên. Đủ ngày đủ tháng thì thằng con chui ra. Không cần biết cuộc đời bên ngoài bụng mẹ là bao giông bão chực chờ. Giờ, chị không mong cầu gì thêm ngoài giấc ngủ bình an cho cả hai mẹ con. Và mình qua khỏi cữ bình an, không sản hậu, mau lại sức để còn buôn bán lặt vặt nuôi con. Ngoài chị vé số, chị tự cảm thấy mình đã đủ đầy, mắc mớ chi phải quăng dây buộc người, mà là người dưng nước lã thì càng tội nghiệt biết bao.

- Đi đi!

Chị phẩy tay yếu ớt. Gã lắc đầu, dợm bước vô nhưng rồi khựng lại. Nước mưa trên quần áo gã đang chảy thành dòng xuống chân. Gã đẩy bọc nilon về phía mẹ con chị, mỉm cười. Chị thở dài, nhắc lại:

- Anh đi đi! Đừng tới đây nữa, không hay!

Gã quệt nước mưa. Cặp mắt rươm rướm, hẳn là kẻ khao khát làm cha. Gã lắp bắp:

- Tôi muốn… nhìn mặt nó…

Chị gào lên trong cơn tuyệt vọng:

- Nó không phải con anh, nghe không? Anh đi đi!

Chưa bao giờ gã thấy chị trở nên kinh khủng như vậy. Bản năng làm mẹ thật đẹp đẽ nhưng cũng thật đáng sợ. Bản năng giúp chị phòng vệ kỹ hơn trước bất cứ mối nguy hiểm nào, dù nhỏ nhất. Gã chua chát. Một thằng nghiện rượu, tay chân vụng về như gã, may ra chỉ có con mèo nhỏ là biết nể nang, sợ hãi. Nhưng rồi con mèo gã tặng chị để đỡ sợ mỗi khi đêm xuống cũng bỏ đi mất biệt khi tới kỳ động đực.

Gã còn chưa dám lại gần nhìn mặt thằng bé. Chắc là nó đẹp. Nếu giống mẹ, thì hẳn thằng nhỏ phải tuyệt trần như thiên thần. Xem chị kìa. Khuôn mặt trái xoan trắng hồng của chị mỗi khi cười là sáng bừng cả cái bến đò này. Nhờ có chị, bến đò bớt tẻ nhạt hơn. Hay nói trắng ra, hắn thấy mình bớt tẻ nhạt khi có chị. Và đứa nhỏ này, dù nó là ai, ở đâu đến. Dù mỗi ngày, gã chỉ ngắm nhìn chị từ xa. Gã cũng đâu dám xớ rớ tới gần người con gái đẹp đó.

Rồi nàng sẽ ra sao, nếu thấy gã léng phéng với gái đẹp? Dù gái đẹp ấy thật nhân từ và bất hạnh. Không ai biết hàng đêm gã vẫn trông thấy nàng - vợ gã - trong giấc mơ. Nàng đẹp. Một nét đẹp dịu hiền của dân lao động chân chất, hiền khô. Nhưng cho dù nàng có hiền khô, gã vẫn bị một nỗi sợ mơ hồ quấn lấy. Ánh mắt của nàng ráo hoảnh, đau đáu một nỗi niềm khi gã ẵm nàng từ dưới sông lên. Đã nhiều lần nàng hỏi, vợ chồng mình mắc tội gì mà ông trời không cho một đứa con? Câu hỏi ấy chưa được thỏ‌a mã‌n nên nàng cứ mở to mắt nhìn trời, kể cả khi đã rời khỏi gã, không cam tâm. Gã đấm ngực thùm thụp. Sao trời không cho kẻ đi là gã. Vợ có tội tình gì. Bao lâu rồi, đứa con là một tạo tác đẹp đẽ mà mãi mãi gã chỉ được nhìn ngắm nó trong giấc mơ.

Con phải là thiên thần, lành lặn, chạy nhảy, hoặc bay lên nhé, con trai. Con xứng đáng có một cuộc đời tuyệt vời hơn mẹ. Ta ước gì mẹ con cũng có thể bay. Nếu mẹ con không vướng phải cái chân đáng tội kia.

Thằng nhỏ hồn nhiên lớn. Gã cai được rượu. Rượu gã uống đã hóa thành sữa, bột cho thằng nhỏ. Bỏ rượu, gã như cũng lột xác thành một người khác, ít nói hơn, hay trầm ngâm hơn. Nhưng cũng mê hoặc hơn bởi vẻ đàn ông phong trần, ít ra là với chị. Chắc gã không biết, mỗi buổi chiều gã búng mình lao xuống sông là chị mất một mớ tiền. Mặc kệ khách cự nự, chị nhất quyết khóa tủ kiếng, nghỉ bán nước ngọt, ngồi đó nhìn gã thả mình trôi sông. Tấm lưng kia hình như nay đen bóng hơn thì phải. Nghề của gã là thợ hồ, giang nắng mưa. Có hôm mời gã lon bò cụng, chị hỏi:

- Sao bữa đó tôi đuổi như đuổi tà mà anh cũng không đi?

Gã tợp một ngụm nước vàng khè, chê ngọt.

- Đi đâu? Có cha nào nỡ bỏ con mình đi không, cô nói tôi nghe?

- Nhưng anh…

Gã phẫy tay ra hiệu cho chị im lặng.

- Cô đặt tên con chưa?

Chị tái mặt. Gã chạm đúng vết thương đang chực trào mủ trong lòng chị.

- Chưa… À, tôi chưa nghĩ ra tên nào hay ho cho nó.

- Kiếm tên nào đẹp đẹp đặt cho nó. Tên đẹp thì cuộc đời mới mong tươi sáng nghen.

Phải có một cái tên. Như gã, cả xóm mặc định gã không có tên. Ai chạm mặt cũng hất hàm kêu thằng nghiện. Gã chưa từng làm mất lòng ai, dù có đêm say quá nằm vắt ngang đường hẻm, xe hơi nhà giàu chạy vô nhà không được, càm ràm vài tiếng. Căn phòng trọ gã thuê nhỏ xíu, là một miếng đất công, chủ nhà nổi lòng tham lấn ra ngày một ít. Vài năm thì nó thành cái phòng trọ cho dân tứ xứ nằm nghe nắng mưa. Cái phòng đó đúng là chỉ để nằm. Không nhà tắm, không toilet, không bếp, không gì hết. Ai hỏi gã sống vậy mà cũng sống được, hay vậy? Gã cười ngặt nghẽo.

Tập dần cho quen. Mấy người nói đi, rồi mai kia mốt nọ, có ai không nằm giống vậy?

Mà gã ở đó cũng đâu được bao nhiêu. Đa phần gã theo công trình xây dựng của ông thầu, rày đây mai đó. Có khi hơn tháng mới thấy gã nhét theo bộ đồ cũ sờn lủi thủi về phòng trọ, ngủ li bì, không ăn uống. Người ta thấy gã xuất hiện nhiều nhất là ở bến sông - kể từ khi chị nghỉ giúp việc nhà chủ, về đây thuê trọ, mở quán nước ngọt kiếm sống với cái bụng nhô lên từng ngày. Trong mắt họ, gã ấy chắc chắn là cha đứa bé. Họ nói - thôi, gã không chối bỏ giọt máu của mình, âu cũng là tánh thiện trong người gã còn đầy. Và chị, người con gái đẹp tật nguyền cũng hưởng phước từ tánh thiện của cái gã đàn ông trôi sông lạc chợ đó.

Chỉ tội là gã không còn một mảnh giấy tờ lận lưng để chứng minh tên tuổi, quê quán, gốc gác của mình, kể từ cái đêm ghe cát của gã bị lật giữa dòng sông Cái mênh mông ấy. Mà gã cũng tưởng đời mình vứt rồi, cần gì những vật ngoài thân phù phiếm chi nữa. Gã cũng đâu còn nhớ nổi tên mình, sau cơn đau bị sông làm hóa điên hóa dại, nửa tỉnh nửa mê này. Tên đâu còn nghĩa lý gì với gã.

Còn chị, chị cũng đau đáu chờ một mảnh giấy quyền lực nào đó - trong tương lai mơ hồ - để chị có thể làm khai sinh cho con mình. Để con được xã hội thừa nhận.

Chị đã hết nước mắt để khóc cuộc đời mình rồi. Để con phải ra đời trong cảnh thiếu thốn tủi nhục này đã là một nỗi ê chề lớn nhất của chị. Nếu chẳng may con không được thừa nhận - đừng nói đến mưu cầu đòi lại quyền được sung túc đủ đầy - từ kẻ làm cha, thì đó là nỗi uất hận sẽ nhấn chìm cuộc đời chị thêm một lần nữa.

Chị phải gặp người ta thôi. Chị tin rằng, người ta cũng còn tánh thiện - giống gã - biết đâu có thể nương nhờ để cứu vớt cuộc đời con chị. Nếu không, hẳn người ta đã cậy đồng tiền làm áp lực đuổi mẹ con chị khỏi bến sông này lâu rồi, đâu để cái ý định đòi công lý cho con nảy nòi ngày một lớn trong lòng chị vậy.

*

 Bà cố trấn an mình rằng mọi sự tùy duyên. Nhưng rõ ràng, bà không giấu nổi cảm xúc hỗn độn trong lòng khi chạm mặt chị.

Người con gái cách đây ba năm bà từng cưu mang, đưa từ dưới quê lên giúp việc cho gia đình, giờ đã là gái một con, mặn mòi duyên dáng. Không phải bà tuyệt tình, nhưng đối diện với chị, bà như đang đóng băng. Dù bà đã cố gắng quên đi tất cả, nhưng tiếng thét uất ức và cái chân teo tóp bất lực chới với của chị trong đoạn phim camera gia đình năm nào vẫn là thứ ám ảnh trong giấc ngủ của bà hàng đêm.

Sự hả hê của ông nhà sau chiến tích của con thú săn mồi là mũi tên cắm thẳng tim bà. Trái tim ấy đã thoi thóp rỉ máu chừng đó năm. Nó không nhỏ hơn nỗi đau của chị là mấy. Vậy thì, có căm hờn oán giận chị cũng bằng không. Nhưng bắt bà phải yêu thương đùm bọc chị như trước thì cũng tuyệt nhiên không thể nữa rồi. Nó khó như bắt bà hái sao trên trời vậy.

- Thưa bà, tôi chỉ xin để thằng nhỏ có một cái tên. Cũng là để rửa hết nỗi oan cho anh ấy. Người ta không dưng vì mẹ con tôi mà mang hàm oan, sao đành!

Khi chị hạ giọng nói với bà chủ những lời này, lòng chị đang gánh luôn nỗi oan ức của gã. Những người ở bến sông đó, lời họ thật như lòng họ vậy. Nhưng rồi họ kinh ngạc khi thằng nhỏ lớn lên không có nét nào giống gã, càng không giống chị. Nhưng nó như được tạc ra từ một khuôn mặt người khá quen với người khu này. Nói là quen, vì trước ông bà chủ thỉnh thoảng vẫn cho tài xế đánh xe hơi rảo qua hàng nước của chị. Mỗi lần chiếc xe đảo qua nhanh chớp nhoáng nhưng cũng đủ để dân xóm trọ ấm no cả tuần với nhiều thứ thực phẩm bà tặng họ. Sau, họ để ý chỉ mình bà chủ xuất hiện, ít dần. Thời gian vừa rồi là mất hút hẳn.

Mấy lần trước, bà chỉ ngồi lặng yên trong xe, nhìn loáng thoáng bóng dáng thằng nhỏ đang lẫm chẫm bên chân chị. Bà không dám nhìn lâu khuôn mặt thằng nhỏ. Bà sợ những đường nét quá rõ ràng trên mặt nó lại khiến tim bà lên cơn đau. Những đường nét như sao y từ bản chính của chồng bà, nghiệt thay hai đứa con bà không hề có đặc ân đó.

Bà cũng đã nhìn thấy gã đàn ông tội nghiệp kia. Giá như mọi thứ chỉ như một giấc mơ. Nhưng không có giấc mơ nào kéo dài quá nhiều năm như vậy. Nó cần phải kết thúc. Bà cần bước ra khỏi cơn mộng mị u ám đó, chấp nhận nó. Còn hơn phải dày vò hết ngày này tháng nọ. Chồng bà cũng cần phải nhận lấy những gì ông ấy đã gây ra. Mắc gì phải để người khác chịu khổ vì lỗi lầm không phải của họ.

Chị sửng sốt khi bà đích thân đến quán nước trên bến sông. Chị líu ríu như chính mình vừa được cứu. Nhưng lớn hơn hết, chị mừng vì gã sẽ được trả lại sự trong sạch.

Trong khi chị quýnh quáng lục tung giỏ đồ để tìm giấy tờ tùy thân của mình theo yêu cầu của bà, thằng nhỏ lẫm chẫm đi theo con chuồn chuồn chấp chới bay ra bến sông.

Cái khoảnh khắc đó nó nhanh như chớp mắt. Đâu có ai ngờ.

Gã mới về. Sau một ngày dài leo trèo, làm việc, phơi mình ngoài nắng, tay chân gã đã mỏi nhừ, thêm chứng vọp bẻ nặng từ mấy tháng nay. Chị không biết điều đó. Gã chỉ kịp hỏi:

- Con đâu?

Gã búng mình xuống sông. Lần đầu tiêng gã mắng chị lớn tiếng.

- Đã dặn đừng cho con ra sông rồi mà! Sao không nghe?

Nước lớn. Ghe tàu chạy phăm phăm giữa dòng đánh sóng dạt bờ lớp lớp. Thằng nhỏ dập dềnh. Gã ngụp lặn liên hồi cũng bế được thằng nhỏ đưa lên. Chị khóc ngất khi con được người gần đó hô hấp, sơ cứu. Nó mở he hé mắt nhìn. Chắc không hiểu sao mẹ mình khóc rống lên kinh khủng vậy.

Giấc đó cũng tầm hơn 5 giờ chiều. Ghe đón khách chuẩn bị chạy. Người ta nháo nhào quanh đứa trẻ đuối nước.

Ai mà nhớ tới cái người lao mình xuống lôi thằng nhỏ lên. Ai mà biết gã đang đau đớn xoay trở với hai cái chân đang bị vọp bẻ dưới dòng nước cuộn xiết. Rồi gã tuột dần, tuột dần…

*

Bà quay trở lại bến sông nhiều lần sau đó, chắp tay khấn vái thành tâm. Người ta thấy lần nào bà cũng khóc.

Chị đưa gã lên chùa, đặt tờ giấy chứng minh sự trong sạch mà chị đã đòi lại được cho gã. Chắc gã vui. Dù bao nhiêu ngày qua gã phải cam tâm làm cha của con người khác.

Việc của chị bây giờ là phải suy nghĩ một cái tên cho con, như ý nguyện của gã. À, một cái tên cho gã nữa. Sư thầy hỏi, sao gã không có tên? Làm sao thầy cầu siêu cho gã?

Chị nghĩ ra rồi. Chị sẽ đặt tên cho cả hai là Lạc. Cái tên không đẹp như mong ước của gã. Nhưng chắc gã không buồn khi hiểu hết nhân duyên của nó. Chắc rồi.

Nguồn Tin:  cand
https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3591732

  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 59784874

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July