Mã số 1839: Hai vợ chồng khốn khổ nhìn nhau chờ ngày… chết! Mã số 1839: Hai vợ chồng khốn khổ nhìn nhau chờ ngày… chết! , Người xứ Nghệ Kiev
Dân trí Hai vợ chồng già sống trong cô quạnh khi đứa con gái duy nhất đi lấy chồng xa. Tai họa liên tiếp ập xuống khi chồng bị tai biến, vợ ung thư giai đoạn cuối nên chỉ còn cách nhìn nhau chờ… chết!.
Hai vợ chồng chỉ nhìn nhau chờ... chết
Chúng tôi nhận được đơn cầu cứu của bà Lê Hồng Hà, SN 1964 (ngụ ấp Long Hòa, xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) kể về nỗi khốn khổ mà gia đình bà phải gánh chịu do bệnh tật hiểm nghèo. Bản thân bà Hà mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối còn chồng là ông Trần Ngọc Long, SN 1957 cũng bị bệnh tai biến mấy năm nay không làm gì được.
Bà Hà bên căn nhà rách nát
Bà Hà kể: “Hai vợ chồng lấy nhau năm 1981 đến năm 1983 thì sinh đứa con gái duy nhất đặt tên là Trần Ngọc Kim Phụng. Năm 2001, đứa con gái lấy chồng về bên xã Hòa Nghĩa nên 2 vợ chồng già nương tựa vào nhau để sống qua ngày. Gia đình nghèo chỉ có nửa công đất đủ cất căn nhà nên chỉ làm thuê, làm mướn kiếm sống”.
Căn nhà hư hỏng không có tiền sửa chữa.
Thế nhưng tai họa liên tục ập xuống gia đình khốn khó này. Đầu tiên, năm 2012 ông Long bị tai biến nằm liệt giường, bà Hà phải bán chiếc xe gắn máy là phương tiện trước đây ông Long chạy xe ôm kiếm sống và vay ngân hàng 20 triệu đồng để chạy chữa cho chồng suốt mấy tháng liền ở bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh. Ông Long giữ được tính mạng nhưng người bị liệt, không thể cử động được. Hàng ngày bà Hà dùng xe lăn đẩy chồng suốt hơn 1 năm liền đi châm cứu, ông Long mới có thể cử động, dùng gậy đi được vài bước.
Hồ sơ bệnh án và sổ hộ nghèo của bà Hà.
Khi bệnh của chồng mới vừa thuyên giảm chút ít thì chính bà Hà phát hiện mình bi ung thư giai đoạn cuối. Bà Hà kể lại: “Suốt thời gian dài lo chăm sóc cho chồng nên tôi phát bệnh lúc nào không hay biết. Khi thấy người xanh xao, kiệt sức tôi mượn 300 ngàn đồng của người hàng xóm để xuống bệnh viện đa khoa tỉnh khám. Tại đây, các bác sĩ kết luận khối u ác tính ở tử cung đã chuyển sang giai đoạn cuối. Bác sĩ chỉ định mổ, vô hóa chất, xạ trị nhưng không có tiền nên về uống thuốc nam cầm cự. Chi phí tiền uống thuốc nam mỗi tháng khoảng 500 ngàn đồng phải nhờ đứa con gái phụ giúp. Tuy nhiên, nó cũng nghèo khổ phải làm thuê, làm mướn nên phải vay mượn khắp nơi”.
Bà Hà sống trong tuyệt vọng vì bệnh hiểm nghèo
Hiện tại, căn nhà nhỏ bằng gỗ của gia đình ông Long đã xiêu vẹo, mục nát nhưng ông vẫn không có tiền sửa lại. Hàng ngày bà Hà chỉ nấu thuốc nam còn chồng lãnh thuốc bảo hiểm y tế về uống cho qua ngày. Ông Long cho biết: “Giờ 2 vợ chồng không còn sức nữa để đi lại, lao động được nên cây kèo bị mối ăn gãy cũng không có sức để chống lên được. May nhờ đứa con rể qua thấy vậy nên lấy cây tạm dựng lại chứ sợ gió lớn có thể sập bất cứ lúc nào”.
Cả 2 vợ chồng đều bị bệnh không có tiền điều trị
Nhiều người đến thăm không khỏi chạnh lòng vì 2 vợ chồng quá yếu chỉ còn cách nhìn nhau chờ chết. Hàng xóm, láng giềng thương tình cho ít gạo để 2 vợ chồng sống qua ngày. Đứa con gái sống cùng gia đình chồng ở xã bên cạnh cũng chạy tới chăm sóc, nấu cơm rồi lại về vì gia cảnh nghèo và tất bật làm thuê, làm mướn để nuôi con. Chị Trần Ngọc Kim Phụng, con ông Long cho biết: “gia đình chồng cũng nghèo khó nên hàng ngày chồng đi làm thuê, làm mướn chỉ đắp đổi qua ngày. Từ ngày cha mẹ bệnh tôi chạy vay khắp nơi để cứu chữa nhưng bệnh càng ngày càng nặng hơn. Mấy tháng nay ngày nào tôi cũng chạy sang nhà cha mẹ ruột phụ lo dọn dẹp, nấu cơm rồi lại tất tả chạy sang bên nhà để lo cho 2 con nhỏ”.
Ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Long Thới cho biết: “Hiện tại hội chữ thập đỏ đã lập hồ sơ để ông Long hưởng chính sách của người bị nhiễm chất độc da cam do ông hội tụ tiên chuẩn theo quy định của bộ y tế như: bị bệnh tai biến, có thời gian tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia… Tuy nhiên, hiện tại gia đình ông hết sức khó khăn khi 2 vợ chồng vừa neo đơn, vừa mắc bệnh hiểm nghèo rất cần sự chung tay, giúp sức của cộng đồng để đưa 2 vợ chồng đi bệnh viện mong kéo dài sự sống”.
Ông Long bị bệnh tai biến suốt nhiều năm liền
Nhiều người rơi nước mắt khi chứng kiến hình ảnh bà Hà với thân hình gầy trơ xương nằm thở dốc bên chiếc võng còn ông Long nằm trên giường như không còn sức sống. Lâu lâu, ông Long cố gắng chống gậy lê từng bước khó nhọc sang việc võng để hỏi han, bóp tay cho vợ. Hai vợ chồng già giờ không còn sức để chăm sóc, nương tựa vào nhau những năm tháng cuối đời bởi bệnh hiểm nghèo quái ác.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1839: Bà Lê Hồng Hà, ấp Long Hòa, xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Điện thoại: 01662.440.663
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122