Chị bị liệt đôi chân từ khi sinh ra, anh cũng không còn lành lặn sau tai nạn giao thông. Hai mảnh đời bất hạnh tìm đến với nhau. Tưởng như hạnh phúc mỉm cười thì bất hạnh lại ập đến. Lần tai nạn giao thông này, anh có thể sẽ vĩnh viễn mất đôi chân.
Đôi vợ chồng tội nghiệp ấy là anh Lê Duy Chung và chị Trịnh Thị Hải (trú tại xóm 2, xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn- Thanh Hóa).
Nhìn hình ảnh chị bò từ tầng 1 lên tầng 4 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa chăm anh, tôi đã lặng đi, nghẹn đắng không nói nên lời, đã phải tự hỏi ông trời có bất công quá không khi cuộc đời chị có quá nhiều bất hạnh. Bất hạnh từ khi sinh ra cho đến bây giờ. Tưởng như gặp được anh rồi sinh một cậu con trai hạnh phúc đã mỉm cười với chị nhưng cái hạnh phúc ấy chẳng tày gang. Người ta vẫn nói cuối đường hầm có ánh sáng mà sao cuộc đời chị toàn vào ngõ cụt?
Ngày nào cũng chờ con ngủ xong, chị lại tất tả chạy lên bệnh viện đút cho chồng miếng cháo, cầm tay chồng một lát rồi chị lại tất tả ra về
Ngồi đối diện với tôi trong căn phòng bệnh của anh, nước mắt chị không ngừng rơi. Người phụ nữ mới ngoài 30 tuổi mà như già hơn cả chục tuổi. Nỗi bất lực khiến chị khó khăn lắm mới thốt nên lời: “Chị phải làm sao đây em, anh với con là hạnh phúc duy nhất của đời chị. Chị không thể mất anh được”.
Tôi hiểu nỗi đau trong chị, người phụ nữ ấy ngay từ khi sinh ra đã bị liệt. Càng lớn, đôi chân của chị càng teo đi. Mẹ lại mất sớm, bố lấy vợ hai. Chị được cô giáo tiểu học rủ lòng thương đưa đón đi học khi đã bước sang 9 tuổi. Để cho kịp bạn bè, chị được học “nhảy cóc” một năm 2 lớp. Sau 3 năm học hết tiểu học, trường cấp 2 lại quá xa nên cô giáo không thể đưa chị đến lớp được nữa. Chị bảo dù sao cũng đã biết được cái chữ, biết tính toán để chị có thể tự mưu sinh nuôi bản thân mình.
Thấy sự bất lực của cha, sự ghẻ lạnh của người dì, 16 tuổi, chị nuốt nước mắt, quyết định không trở thành gánh nặng cho gia đình xuống thành phố lê lết đi bán hàng rong. Thấy cuộc sống khó khăn, không thể bươn trải trụ lại nơi này, chị lại trở về quê đi học may rồi mở tiệm. Một thời gian, chị lại chuyển sang buôn bán các loại hàng lặt vặt. Dành dụm được ít tiền, chị mua xe ba bánh (xe dành cho người khuyết tật) chạy khắp nơi để mưu sinh. Để có thể nuôi sống bản thân, đôi chân tật nguyền ấy, đã đặt gần như khắp các huyện của Thanh Hóa.
Hình ảnh chị bò từ tầng 1 lên đến tầng 4 bệnh viện khiến ai cũng nao lòng
Một ngày, cách đây 5 năm, chị được bạn bè giới thiệu cho anh. Anh cũng là một người không lành lặn sau một vụ tai nạn giao thông 10 năm trước. Bị chấn thương cột sống, liệt tủy hoàn toàn, ngày đó bác sĩ nói anh phải ngồi xe lăn cả đời thế nhưng với nghị lực anh đã đứng lên dù những bước chân vẫn còn xiêu vẹo.
Hiểu rằng đến với nhau, cả hai đều chẳng thể thay đôi chân cho nhau, hiểu rằng cuộc sống sẽ gian nan nhưng anh chị vẫn quyết tâm đến với nhau, chia sẻ những khó khăn trong cuộc đời. Mặc sự cấm cản của hai bên gia đình, chị vẫn về làm vợ anh vào một ngày tháng 6/2009.
Ngày ngày chị bươn trải ngược xuôi bán hàng rong, anh ở nhà mở tiệm cắt tóc. Hơn 1 năm trước, chị sinh cho anh một cậu con trai. Chị đã nghĩ có thể ông trời đã rủ lòng thương với chị. Cuộc sống với chị như thế đã là mãn nguyện. Vậy mà, cái hạnh phúc ấy chẳng tày gang…bất hạnh lại ập xuống cuộc đời chị.
Cách đây 1 tuần, trong lúc lái xe ba bánh đi từ nhà chị gái về, anh đã tông vào đống gỗ bên đường. Đôi chân tật nguyền lại thêm một lần gãy nát. Chị bảo nhìn chân anh bị gãy, chị như muốn ngã khụy. Với người bình thường thì sau khi bó bột sẽ lành lại thôi nhưng với anh thì khác, vì bị liệt tủy từ vụ tai nạn 10 năm trước nên đôi chân anh đã không còn cảm giác gì, một vết thương nhẹ ở chân cũng cả năm trời mới lành lại được thì bây giờ gãy tận trong xương thì anh sẽ nằm liệt giường không biết đến bao giờ. Chị phải làm sao đây khi chồng nằm liệt giường, con chỉ mới 18 tháng tuổi.
Chị đau đớn khi nghĩ về cuộc đời đầy bất hạnh của mình
Đưa anh đi viện, trong túi chị chỉ có hơn 100 nghìn đồng. Chị bảo đã chạy vạy vay mượn anh em nhưng khổ nỗi anh em ai cũng nghèo khó. Tài sản duy nhất chị có là chiếc xe ba bánh để mưu sinh chị cũng đang rao để bán. Biết là chẳng được bao nhiêu tiền và không biết thời gian tới chị sẽ đi lại bằng gì nhưng lực bất tòng tâm rồi, chị còn cách nào khác nữa đâu.
Nhà neo người, anh nằm viện đó nhưng chỉ có anh trai ban ngày chạy lên mua đồ ăn thức uống rồi lại về, chị cũng chỉ chờ cho con ngủ rồi gửi hàng xóm lên với anh một lúc thôi. Bò lên được tầng 4, đút cho anh miếng cháo, cầm đôi tay chồng xong chị lại tất tả chạy chiếc xe ba bánh hơn 30 cây số trở về với con. Nhìn chị bò đi trên hành lang bệnh viện khiến các bác sĩ và bệnh nhân khác cũng thấy nao lòng.
Đêm đến, người ta có người thân bên cạnh động viên, lo lắng nhưng anh Chung chỉ một mình trên chiếc giường bệnh. Người đàn ông nghị lực trong anh của những năm trước với nụ cười không bao giờ tắt giờ đây đã không còn bởi anh biết bây giờ anh là gánh nặng của vợ. Ngồi trên giường bệnh, nhìn vợ khổ sở vất vả, anh ôm mặt khóc bảo nhiều lúc muốn chết quách cho xong, để vợ đỡ khổ thế nhưng nghĩ đến con anh lại không làm được, lại gắng gượng sống, gắng gượng chịu đựng.
Bác sĩ Hoàng Tuấn Long, Khoa Chấn thương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa - người trực tiếp điều trị cho anh Chung cho biết: “Bệnh nhân Chung đã nhập viện được một tuần trong tình trạng gãy hai xương cẳng chân phải. Với tiền sử bị tai nạn chấn thương cột sống 10 năm trước bị liệt tủy hoàn toàn và yếu hai chi dưới, không còn yếu tố thần kinh thể dịch thì khả năng liền xương sẽ rất chậm. Người bình thường khoảng 6-7 tháng sẽ lành nhưng đối với bệnh nhân này thì tiên lượng thời gian sẽ kéo dài hơn”.
Cũng theo Bác sĩ Long thì trong khoa ai cũng biết hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của gia đình nên các y, bác sĩ trong khoa cũng thương lắm, luôn động viên, tạo điều kiện để bệnh nhân có tư tưởng thoải mái. Hơn nữa sẽ cố gắng tìm những loại thuốc có trong danh sách bảo hiểm chi trả để gia đình bớt gánh nặng.
Chị bất lực vì không biết những ngày tiếp theo sẽ ra sao
Một tuần trôi qua, chồng nằm viện, cái vòng luẩn quẩn bất lực cứ đeo đuổi chị. “Bây giờ điều chị lo lắng nhất là số tiền để chạy chữa cho anh. Ngoài thuốc được bảo hiểm chi trả, vẫn phải mua thuốc ngoài để điều trị. Rồi thời gian tới, ai chăm con, chăm anh cho chị đi làm kiếm tiền. Nếu cứ thế này thì cả nhà biết phải sống làm sao…Sao ông trời đày đọa mãi cuộc đời của chị như thế chứ” – Nói đến đó chị lại nấc nghẹn khiến những người có mặt ở phòng bệnh anh nằm đều phải rơi nước nước mắt.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1662: Chị Trịnh Thị Hải, xóm 2, xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
SĐT: 0948519420
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
|
Nguyễn Thùy
http://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/xot-xa-canh-vo-liet-cham-chong-que-o-benh-vien-1017572.htm