(Dân trí) - Mẹ qua đời khi Chi tròn 6 tháng tuổi, người cha của em mới đây cũng vĩnh viễn ra đi vì bệnh tật. Còn lại một mình trên cõi đời, Chi cố gắng để tiếp tục sống, tiếp tục đến trường nhưng ước mơ được mỗi ngày lên lớp với em đang xa dần.
Nhận được cuộc điện thoại cầu cứu của em Lê Thị Kim Chi, trú ở xã Sơn Hòa (Hương Sơn, Hà Tĩnh), chúng tôi tìm về nơi đây để rồi tận mắt chứng kiến nỗi khổ của hoàn cảnh em.
Chuẩn bị mâm cơm cúng đạm bạc thắp hương cho bố, Chi khóc nghẹn: “Em không muốn phải bỏ học! Nhưng bây giờ...”!
Về đến xã miền núi Sơn Hòa khi trời đã gần đứng bóng, chúng tôi hỏi thăm gia đình em Lê Thị Kim Chi học sinh lớp 9, trường THCS Nguyễn Khắc Viện. Khi nghe kể sơ qua về hoàn cảnh của em, một người phụ nữ đã lớn tuổi nhanh chóng trả lời: “Các chú hỏi nhà bé Chi mồ côi cả bố lẫn mẹ đó thì tôi biết! Nó khổ lắm chú ơi! Bây giờ nó ở có một mình, hoàn cảnh nó như vậy bà con ở đây ai cũng thương nó lắm! Tôi cũng hay đến nhà động viên nhưng phải cái tội nghèo quá không có gì mà cho nó cả!”.
Nói xong, người phụ nữ này đã dẫn chúng tôi đến nhà em Chi. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ không có một vận dụng gì đáng giá, Chi ngồi lủi thủi một mình chuẩn bị mâm cơm đạm bạc để thắp hương cho người cha vừa mới qua đời cách đó không lâu.
Dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng Chi rất chăm học, nhưng ước mơ mỗi ngày được đến trường và có thể trở thành một cô giáo theo di nguyện của người cha của em đang ngày một xa dần.
Kể về hoàn cảnh của mình, khuôn mặt Chi đượm buồn. Những giọt nước mắt chỉ chực trào ra, mỗi khi Chi lại nhớ về gia đình, bố mẹ: “Khi em mới có 6 tháng tuổi mẹ em đã mất vì tai nạn giao thông rồi! Bố em đau ốm thường xuyên nhưng vì thương em bố phải vào TP Hà Tĩnh xin làm giúp việc trong quán ăn của người ta để lấy tiền nuôi em ăn học. Nhưng rồi bố không thương em nữa bố bỏ em đi rồi!”. Chi nghẹn ngào.
Lúc sinh Chi, chưa đầy 6 tháng tuổi người mẹ Trần Thị Hòa đã tử vong sau một tai nạn giao thông khủng khiếp vào dịp tết nguyên đán năm 2000. Cũng từ đó người cha là Lê Văn Thắng ở vậy nuôi con. Vì sức khỏe yếu nên anh Thắng không thể làm được các công việc nặng nhọc. Để có tiền lo cho con ăn học anh Thắng phải vào TP Hà Tĩnh xin làm giúp việc trong một quán ăn.
Từ ngày bố mất, để có thể tiếp tục đến trường Chi phải thức giấc từ 3 giờ sáng giúp người bác xát ngô nấu xôi rồi gánh bộ ra chợ bán. Mỗi gói xôi chỉ bán 3-5 ngàn đồng.
Cuộc sống của gia đình vốn đã khó khăn vì đồng lương của anh Thắng chẳng được là bao. Dù rất thương con nhưng anh Thắng cũng chỉ dám 3 tháng về thăm con mình một lần. Khi nhớ đến hình ảnh của bố, Chi ngước nhìn di ảnh của bố trên bàn thờ rồi mếu máo: “Lần trước bố về hứa sẽ cố gắng làm việc rồi mua cho con cái áo ấm hơn vì trời lạnh lắm! Con không muốn mặc áo nữa, con chỉ cần bố về với con thôi!”.
Tai họa một lân nữa lại ập xuống cái gia đình nhỏ bé vốn đã quá cơ hàn khi anh Thắng đột ngột qua đời sau một lần nhồi máu cơ tim vào ngày 22/11. Còn lại một mình trên cõi đời, để có thể tiếp tục sống tiếp tục đến trường hàng ngày Chi phải thức giấc từ lúc 4 giờ sáng giúp người bác Lê Thị Soa (SN 1960) nấu xôi nếp, rồi hai bác cháu gánh bộ đem ra chợ bán kiếm tiền để đi học.
Mỗi gói xôi mà hai bác cháu nhọc nhằn chuẩn bị lúc 3-4 giờ sáng chỉ bán được với giá từ 3-5 ngàn đồng. Cả ngày vất vả cật lực, nhưng gánh xôi nhỏ của người bác thường xuyên đau ốm cũng chỉ kiếm được 30-50 ngàn đồng. Rồi những ngày bác đau ốm không thể chạy chợ, gánh xôi ế ẩm, Chi lại xin đi làm phụ thêm ở các quán hàng ăn trong xã mỗi khi không phải đến trường.
Bà Lê Thị Soa, bác ruột của em Chi xúc động: “Từ ngày bố nó mất tôi khuyên nó sang ở với bác để đỡ buồn. Dù đói dù khổ bác cháu cũng rau cháo nuôi nhau mà sống. Nhưng nó chỉ xin tôi cho đi bán xôi cùng để có cái ăn hàng ngày thôi. Nó bảo phải ở bên nhà để còn thắp hương cho bố mẹ nữa!” Nói đoạn bà Soa khóc nghẹn ngào khi nhìn đứa cháu tội nghiệp.
Bác Lê Thị Soa nghẹn ngào: “Từ ngày bố nó mất, tôi khuyên nó sang ở với tôi. Hai bác cháu rau cháo nuôi nhau cũng được nhưng nó nhất quyết không chịu! Nó bảo phải ở nhà rồi còn thắp hương cho bố mẹ!”.
Khi được hỏi về những dự định của mình trong tương lai, nhìn lên bàn thờ bố mẹ mình, Chi xúc động: “Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này có thể trở thành một cô giáo! Nhưng bây giờ có lẽ em chỉ cố gắng học hết lớp 9 rồi đi phải xin đi làm thuê thôi! Em biết như vậy là có lỗi với bố lắm nhưng giờ em không biết làm sao nữa cả!”.
Ở cái tuổi mà những đứa trẻ khác được bố mẹ chăm lo cho từng bữa cơm, giấc ngủ nhưng Chi đã phải một mình lo toan mọi việc. Trời trở lạnh, mỗi lúc đi học về nhìn thấy các bạn cùng trăng lứa được bố mẹ mua cho những cái áo ấm mới, quàng thêm chiếc khăn ấm, Chi lại rơi nước mắt khi nghĩ về bản thân mình.
Mỗi ngày người bác đau ốm, nồi xôi của hai bác cháu ế ẩm Chi phải xin đi làm thuê ở các quán ăn để có cái ăn qua ngày.
Chia sẻ về hoàn cảnh của em Lê Thị Kim Chi, cô Nguyễn Thị Tuyết Thanh giáo viên chủ nhiệm của em xúc động: “Chi là một học sinh rất khá, em rất ngoan và chăm chỉ trong học tập. Dù gia đình rất khó khăn nhưng Chi không bao giờ đi học muộn hay nghỉ học không lý do. Để tạo điều kiện cho em có thể tiếp tục đến trường, bản thân tôi và ban giám hiệu cũng đã cố gắng giúp đỡ em rất nhiều”.
Cô Thanh cũng thường xuyên tới nhà để thăm hỏi động viên Chi trong cuộc sống. Mới đây khi nhận được một tấm chăn ấm cứu trợ, thương hoàn cảnh của em cô Thanh cũng đã nhường lại tấm chăn đó để Chi không phải chịu rét trong những ngày đông giá lạnh.
Đơn xác nhận hoàn cảnh của gia đình em Chi.
Rời xã Sơn Hòa khi ánh chiều đã muộn, những giọt nước mắt, lời cầu cứu thảm thiết của đúa trẻ mồ côi như muốn níu chân chúng tôi lại. Chi khóc nghẹn: “Các anh cứu em với! Em không muốn phải nghỉ học, không muốn phải chịu tội với vong linh của bố!”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1313: Em Lê Thị Kim Chi, ở thôn Đông Vực, xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
SĐT: 01665.547.848 (gặp bác Lê Thị Soa bác ruột của em Chi).
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
|
Nguyễn Tình - Nguyễn Duy
|