Chúng tôi đến nhà bà Phan Thị Ba (80 tuổi, đội 14, thôn Đông Gia, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) vào một buổi chiều. Căn nhà của ba mẹ con phía trước cỏ mọc um tùm; bên trong trống huơ trống hoác không có một vật dụng gì đáng giá, nhiều chỗ bị đục thủng, gạch vỡ bỏ thành đống. Bà Ba đang ngồi trước thềm nhà, tước từng bẹ mùng để muối chuẩn bị cho ngày mai đem ra chợ bán. Phía bên này anh Trần Đình Cư (sinh năm 1974) – con trai bà đang cặm cụi vót đoạn tre mà theo như bà Ba nói thì chẳng để làm gì cả. Bên trong nhà, cô con gái Trần Thị Thoại (sinh năm 1982) đang nằm cười nói một mình.
Bà Ba làm mùng để muối đưa ra chợ bán kiếm tiền nuôi hai người con bị bệnh tâm thần
Với giọng yếu ớt của người đàn bà đã ở tuổi xế chiều, bà Ba buồn bã kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời cũng như những tháng ngày chăm hai đứa con bị bệnh tâm thần. Vợ chồng bà có 6 người con thì đã 3 người bị bệnh. Một người con gái bị bệnh ung thư đã mất cách đây mấy năm. Anh Cư và chị Thoại bị bệnh tâm thần. Chồng bà mất cách đây 10 năm. Ba người con còn lại đã có gia đình nhưng ai cũng phải lo cho gia đình riêng của mình nên không có điều kiện để nuôi hai em bị bệnh. Ở cái tuổi của bà đáng lẽ ra phải được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già nhưng đến nay vẫn chạy ăn từng bữa để nuôi hai người con bị bệnh tâm thần là chị Thoại và anh Cư.
Nhà có khách nhưng chị Thoại vẫn leo lên giường nằm cười nói một mình. Những lúc lên cơn là chị lại giật rụng hết tóc
Chị Thoại đổ bệnh khi đang là sinh viên năm thứ 3, trường Đại học Khoa học Huế. “Con bé nó học giỏi lắm, năm nào cũng được nhận học bổng. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên những năm học đại học nó luôn tự xoay xở kiếm tiền ăn học chứ không xin của bố mẹ đồng nào”, bà Ba nói.
Năm đó, sau khi về nhà ăn mồng 5, đang chuẩn bị đồ trở lại trường thì chị Thoại bỗng nhiên nhào đầu xuống đất, giật tay giật chân. Gia đình đưa chị đi Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng chạy chữa không khỏi, kể cả nghe đâu có thầy hay đều đưa đi nhưng vẫn không chữa được. Giờ chị lúc nhớ lúc không. Lúc lên cơn là cứ lấy tay giật hết tóc. Năm đầu mới bị bệnh, cứ ai cho được đồng nào là chị lại lấy tiền đó đi mua rau, củ đem về bán. Nhưng khổ nổi cứ mua đắt về bán rẻ, ai cản cũng không được.
Anh Cư cặm cụi vót khúc tre nhưng chẳng để làm gì
Hôm chúng tôi đến, chị Thoại đang nằm trên giường nói cười một mình. Khi chúng tôi bảo chụp ảnh, chị cười tỏ ra rất vui mừng vì được chụp ảnh. Còn anh Cư cũng đã từng có vợ và một đứa con đáng yêu. Nhưng từ khi anh đổ bệnh thì vợ ôm con bỏ về nhà ngoại từ đó đến nay không trở về.
“Trước đây nó làm nghề thợ xây ở trong TP. HCM. Bây giờ bị bệnh về cứ đục phá khắp nhà, cái nhà tắm và nhà vệ sinh bị nó đục đổ sập hết. Trong nhà, bữa thì nó đục đổ này bữa đục chỗ kia, xây lại rồi nó lại đục tiếp. Nếu tui mà nói nó là nó đánh. Nó thường hay bỏ nhà đi lang thang, bà con thấy thì dắt về nhà cho.”, bà Ba nói.
Đống gạch vụn do anh Cư đục từ ngôi nhà ra
Trong nhà mọi người đang nói chuyện nhưng anh Cư coi như không biết gì hết. Anh cứ cặm cụi vót khúc tre. Nhưng khi chúng tôi giơ máy ảnh lên để chụp hình thì anh bảo đừng có chụp và bỏ đi chỗ khác.
Theo bà Ba Cả anh Cư và chị Thoại nhiều lúc không ý thức được hành động của mình. Có những lúc anh chị lột hết quần áo rồi đứng trước nhà để đi vệ sinh.
Ba Bà và chị Thoại trước căn nhà của gia đình
Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Văn Phúc, phó chủ tịch UBND xã Đại Minh cho biết, anh Cư và chị Thoại bị bệnh tâm thần nhiều năm nay. Gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã. Hiện anh Cư và chị Thoại mỗi tháng được nhận trợ cấp 180 ngàn đồng/người.
Để ba mẹ con có cái ăn hàng ngày, cứ đến mùa gặt thì bà Ba đi lượm lúa ở các cánh đồng. Bà con thương tình, người cho một ít. Hết mùa gặt bà mua rau của bà con trong xóm rồi đem ra chợ bán. Không chỉ bán ở những chợ gần nhà mà bà còn bắt xe buýt ra tận Đà Nẵng để bán. Hiện cuộc sống của ba mẹ con Ba rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1233: Bà Phan Thị Ba (đội 14, thôn Đông Gia, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
|
Khánh Hồng