7 tháng tuổi, Hoàng và Bảo chỉ như bé hơn 1 tháng tuổi do bị suy dinh dưỡng nặng
Khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Nhi Nghệ An chật ních bệnh nhân. Nhưng trường hợp của chị là ngoại lệ, hai chiếc giường đơn được ghép lại với nhau thành một chiếc giường lớn. Đó là chỗ “trú ngụ” của hai người phụ nữ - một già, một trẻ - và 2 đứa trẻ. 7 tháng tuổi, hai anh em Ngô Văn Hoàng, Ngô Văn Bảo (sinh tháng 4/2013) chỉ như cái bắp tay người lớn. Hai đứa nhỏ bị suy dinh dưỡng độ 2, da nhăn nhúm, chân tay khẳng khiu, đôi mắt giương to đầy vẻ sợ hãi.
Hai thằng bé thi nhau thở, tiếng khò khè phát ra từ lồng ngực trồi lên rút xuống khiến những người có mặt ở đó không khỏi xót xa. Rồi dường như không đủ sức để chống lại những cơn co rút nơi lồng ngực, hai đứa trẻ khóc ré lên, nước mắt, nước mũi thi nhau chảy ra. Chị Hoàng Thị Tiếp lật đật bế bé Bảo, bà ngoại Đậu Thị Liên bế bé Hoàng lên rồi dùng tay vỗ mạnh phía sau lưng. Tiếng vỗ lộp bộp vang lên, nghe buốt cả lòng bởi lẽ bàn tay to xù của bà, của mẹ gần như chỉ vỗ vào lớp da bọc xương của hai thằng bé.
“Bác sỹ bảo phải vỗ nhiều để giúp thằng bé thở. Vỗ thế này còn nhỏ, có hôm cấp cứu, nghe bác sỹ trong phòng vỗ lưng cho con mà em ở ngoài chỉ biết khóc. Dù sao thì hai anh em Hoàng, Bảo cũng còn may mắn hơn bé Thành. Nó chỉ sống được với vợ chồng em 5 tháng mà nào có được mẹ ôm ấp vỗ về thế này đâu”, chị Tiếp nước mắt lã chã nói.
Câu chuyện về những đứa con nằm viện nhiều hơn ở nhà cứ thế tuôn trào cùng giọt nước mắt của người mẹ trẻ. Năm 2010, chị Tiếp kết hôn với anh Ngô Văn Thiện (SN 1986). Sau khi có một cô con gái hơn 1 tuổi thì chị Tiếp mang thai lần hai. Do hoàn cảnh khó khăn nên đến khi thai 4 tháng tuổi, chị mới có điều kiện đi kiểm tra. “Khi bác sỹ thông báo mang thai 3 thì niềm vui của em chuyển thành sự lo lắng. Hai vợ chồng, 1 đứa con đỏ hỏn còn phải ở nhờ ông bà nội, giờ một lúc sinh 3 đứa thì không biết sẽ như thế nào”, chị Tiếp kể.
Để Bảo có thể thở bình thường, chị Tiếp phải vỗ mạnh vào lưng con
Cũng do không có điều kiện đi thăm khám thường xuyên, đến khi thai được gần 8 tháng, thấy đau bụng, hai vợ chồng chị dắt nhau vào viện. Sau khi thăm khám, các bác sỹ cho biết chị có dấu hiệu sinh non và yêu cầu nhập viện. 4 ngày sau, chị Tiếp chuyển dạ và hạ sinh 3 bé trai khi thai mới được 30 tuần tuổi. Hai bé Ngô Văn Hoàng, Ngô Văn Bảo có trọng lượng 1,2 kg. Riêng bé Ngô Văn Thành chỉ nặng 1,1 kg.
Do các bé quá yếu và bị suy dinh dưỡng, bị nhiễm trùng máu từ trong bụng mẹ nên được chuyển đến Bệnh viện Nhi Nghệ An để ấp trong lồng kính. Chị Tiếp được giữ lại Bệnh viện đa khoa Nghệ An theo dõi thêm. Sau mấy ngày ấp trong lòng kính, tình trạng sức khỏe của 3 cháu bé không có tiến triển tốt nên được chuyển ra Bệnh viện Nhi Trung ương để kiểm tra.
20 ngày nằm viện, chị Tiếp mới được ra Hà Nội thăm con. “Sau khi sinh em không có sữa, hơn nữa các cháu cũng quá yếu không thể tự bú được. Ra Hà Nội, em chỉ được đứng ngoài phòng bệnh nhìn con qua mấy tấm kính mà không được ôm con vào lòng. Đau đớn hơn là nhìn 3 đứa con chỉ bé bằng nắm tay đang thoi thóp thở trong lồng kính mà không thế làm gì được. Khi được 2 tháng, các bé mới được đưa ra khỏi lồng kính và cho ăn sữa ngoài qua đường xông”.
Sau 2 tháng điều trị tích cực, tình trạng sức khỏe của bé Hoàng và bé Bảo khá hơn, được xuất viện. Còn bé Thành, do quá yếu nên được giữ lại tiếp tục theo dõi. Tuy nhiên, bé Thành cũng chỉ cầm cự được đến 5 tháng tuổi do bị tắc mật, tiểu cầu giảm và viêm gan vi-rut.
Nhưng dù sao hai bé vẫn còn may mắn hơn rất nhiều so với người em sinh 3 đoản mệnh
“Về nhà được ít hôm thì Hoàng và Bảo cũng nhập viện cấp cứu. Kiểm tra, các bác sỹ cho biết cháu bị tiểu cầu giảm, rồi viêm phổi cấp tính và yêu cầu nhập viện điều trị nhưng gia đình xin về Nghệ An cho gần. 7 tháng tuổi nhưng gần như hầu hết thời gian hai đứa ở trong bệnh viện, ở nhà nhiều nhất là được 7 ngày. Cứ đều đặn, 3-4 ngày lại vào viện điều trị.
Vừa rồi bệnh viện Nhi Hà Nội yêu cầu đưa các bé ra kiểm tra tổng quát nhưng khó khăn quá nên gia đình chưa đưa đi được. Từ hồi sinh đến giờ, các cháu đi viện liên miên, người nhà phải thay nhau túc trực ở bệnh viện nên nợ chồng thêm nợ. Hiện nay số nợ đã lên tới gần 200 triệu đồng, không biết đến khi mô mới trả hết”, bà Liên sụt sùi.
Biết các con rất yếu phải đi viện thường xuyên nhưng anh Thiện cũng phải dứt áo, vào Đắc Lắc làm thuê. Bà nội ở nhà trông bé lớn. Chị Tiếp và bà Liên phải túc trực thường xuyên tại bệnh viện, công việc đồng áng đành nhờ cậy gia đình anh em nội ngoại. Do phải thường xuyên cấp cứu vượt tuyến nên hai bé chỉ được hưởng 50% bảo hiểm, do vậy chi phí chạy chữa và tiền sinh hoạt phí của bà Liên và chị Tiếp đều phải do một tay anh Thiện lo. Đó là chưa kể tới khoản tiền mua sữa ngoài cho hai bé.
Chị Tiếp và bà ngoại hai bé phải thường xuyên túc trực ở bệnh viện, mọi gánh nặng kinh tế dồn lên vai anh Thiện trong khi số nợ đã lên tới gần 200 triệu đồng
“Mỗi tuần, riêng tiền sữa, tiền bỉm cũng ngốn hết gần 1 triệu rồi. Trong khi đó, nợ cũ chưa trả được đồng nào nên cũng không ai dám cho nhà em vay tiền. Nợ nần thì có sức khỏe trả dần rồi cũng hết, em chỉ sợ hai cháu có mệnh hệ gì…”, chị Tiếp bỏ lửng câu nói, đưa tay gạt nước mắt.
Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Vương Thanh Huyền - Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Nghệ An cho biết: “Hai bé Ngô Văn Hoàng, Ngô Văn Bảo nhập viện trong tình trạng bị viêm phổi nặng, thể trạng yếu, suy dinh dưỡng nên chúng tôi phải cho thở khí dung. Đây cũng là trường hợp tái nhập viện nhiều lần. Nguyên do cũng vì các bé sinh non và bị suy dinh dưỡng nên sức đề kháng yếu, dễ nhiễm bệnh hơn các bé khác và điều trị cũng khó hơn”.
Xen lẫn với những tiếng khóc ré, hai đứa nhỏ ngáp ngáp chiếc miệng nhỏ xíu cố hớp lấy không khí. Thi thoảng, bàn tay nhỏ xíu vùng vẫy rồi cầm lấy nhau rất chặt. Nhìn con, chị Tiếp chỉ biết thở dài, mặc những giọt nước mắt đang rơi xuống. Chị sợ, những bàn tay nhỏ xíu ấy sẽ chẳng thế cầm lấy được nhau mãi khi cái nghèo khó và nợ nần cứ bám riết lấy cha mẹ…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1219: Chị Hoàng Thị Tiếp - Xóm Đình, xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An
ĐT: 01676.214.665
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
|
Hoàng Lam