Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Nhịp cầu Nhân ái >
  Mã số 1123: Rơi nước mắt cảnh nữ sinh mồ côi đỗ ĐH nhưng không thể đến trường Mã số 1123: Rơi nước mắt cảnh nữ sinh mồ côi đỗ ĐH nhưng không thể đến trường , Người xứ Nghệ Kiev
 

(Dân trí) -“Nếu cháu đi học, hai đứa em sẽ phải nghỉ học hoặc vào trại trẻ mồ côi. Vì thế cháu phải nghỉ học đi. Bà và các bác đã nói với em như thế khi biết tin em đỗ ĐH chị ạ”-cô học trò mồ côi nói trong nước mắt khiến tôi không khỏi nghẹn lòng.
 

Đó là tình cảnh éo le của em Phạm Thị Hoài, ở thôn 1, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Trong suốt cả câu chuyện kể về gia đình mình, em luôn đưa tay quệt đi những dòng nước mắt chảy lem nhem trên khuôn mặt đen đúa, gầy guộc.

Rơi nước mắt cảnh nữ sinh mồ côi đỗ ĐH nhưng không thể đến trường
Đỗ vào Trường ĐH Thương mại với số điểm 20, cô nữ sinh mồ côi đang đứng trước nguy cơ phải bỏ dở ước mơ giảng đường.
 
Vì cảnh đói nghèo, ngay từ nhỏ, bố mẹ đã để ba chị em Hoài cho ông bà ngoại trông rồi lên tận vùng núi thuộc tỉnh Sơn La làm nghề buôn đồng nát. Hàng tháng trời, bố mẹ Hoài mới trở về đưa vội cho ông bà ngoại của em ít tiền rồi lại tất bật ra đi.
 
Rồi một ngày trong một cơn đột quỵ, bố em đã bỏ bốn mẹ con em mà ra đi mãi mãi ở tuổi 37. Ngày đó, Hoài đang học lớp 8, hai cậu em cũng còn quá nhỏ. Sau ngày bố mất, mẹ em không lên Sơn La nữa mà chuyển qua sang Lào vẫn nghề buôn bán đồng nát cho đến cuối năm ngoái thì mẹ đổ bệnh ung thư và cũng qua đời sau đó không lâu.

Hoài bảo, từ ngày bố mất rồi đến mẹ, em đã hiểu cuộc đời ba chị em bắt đầu rẽ sang một con đường khác, nơi ấy sẽ nhiều đau đớn, cay đắng, thiệt thòi bởi thế em đã sẵn sàng chấp nhận. Nhưng cho đến bây giờ, khi đối mặt với những đắng cay của cuộc đời, em vẫn thấy mình chới với và tuyệt vọng vô cùng.

Sống thiếu bàn tay chăm sóc của bố mẹ, ba chị em Hoài luôn nghe lời ông bà và bảo ban nhau học hành. Ngoài giờ học, Hoài theo ông bà ra đồng làm ruộng, hai em trai thì đi câu lươn, bắt cua về bán lấy tiền đi học.

Hoài và hai em Hoài luôn cố gắng vươn lên trong học tập
Hoài và hai em Hoài luôn cố gắng vươn lên trong học tập.

Thế mà suốt quá trình đi học năm nào các em cũng đều đạt học sinh tiên tiến và học sinh giỏi. Cả ba chị em Hoài đều tham gia các kỳ thi cấp huyện cấp tỉnh và đạt giải. Năm lớp 9, Hoài giành 2 giải Khuyến khích cấp huyện và giải Khuyến khích cấp tỉnh môn Văn. Em trai thứ 2 là Phạm Thế Hoàng giải Nhất cấp huyện và giải Khuyến khích cấp tỉnh môn Hóa. Em trai út là Phạm Thế Long cũng giành giải Khuyến khích môn Văn cấp huyện lớp 6.

Kỳ thi vừa qua, Hoài đỗ vào Trường ĐH Thương mại với số điểm 20. Nhưng vì bố mẹ đã qua đời, sau em còn hai em trai đều đang đi học nên ông bà ngoại già yếu của em không đủ sức cho em đi học. Bởi thế khi bà và các cô bác trong gia đình nói với em rằng “Nếu cháu đi học, hai đứa em sẽ phải nghỉ học hoặc vào trại trẻ mồ côi. Vì thế cháu phải nghỉ học đi”, em đã chấp nhận bỏ lại giấc mơ giảng đường đại học để các em của em được tiếp tục đến trường.

Hoài kể: “Em vẫn nhớ những ngày một mình ra Hà Nội đi thi đại học, tự đến trường, tự lo cho bản thân và cũng tự an ủi mình khi nhìn thấy những bạn khác có bố hay mẹ bên cạnh rồi lại tự nhủ mình phải cố gắng”.
 
“Nhưng thi chỉ để không uổng công 12 năm cố gắng học tập, cũng để không ân hận chứ biết trước rằng con đường đến giảng đường có lẽ chỉ là ước mơ vì chẳng ai có thể cưu mang được mình. Khi biết mình đỗ ĐH, em cũng chẳng dám nói với ai. Trong lòng em lại nhen nhóm cái ước mơ quyết tâm đi học. Nhưng rồi, cái ý nghĩ ấy dần lụi tàn khi mỗi ngày nhìn nước mắt bà ngoại rơi, nghe các cô bác nhắc đi nhắc lại câuPhải nghỉ học thôi cháu ạ, nhà mình không có tiền... Còn hai cậu em của em thì bảo chị cứ đi học đi, chúng em sẽ nghỉ học để cho chị đi học. Nhưng làm sao em có thể nghĩ cho bản thân mình mà để các em của em thất học được hả chị?” - nói đến đó, cô bé quay mặt đi bật khóc, đôi vai gầy rung lên khiến lòng tôi cũng thắt lại.
 
Những tấm giấy khen của ba chị em Hoài luôn đặt cạnh bàn thờ bố mẹ
Những tấm giấy khen của ba chị em Hoài luôn đặt cạnh bàn thờ bố mẹ.
 
Ngồi bên cháu gái, bà Phạm Thị Long, bà ngoại của Hoài cũng không cầm lòng được. Bà đau đớn vì quá nghèo mà bất lực để các cháu dở dang việc học hành, vì quá nghèo, bà đã không làm tròn ước nguyện của con gái trước lúc ra đi. Trong đôi mắt hõm sâu của gương mặt già nua, héo úa ấy, nước mắt bà cũng lã chã rơi.
 
“Mấy đứa nhỏ nó thèm từ gói mì tôm cô ạ. Thế mà chúng nó vẫn học giỏi. Chỉ vì tôi nghèo quá mà không lo được cho chúng nó... Tôi già rồi, để cháu Hoài nó đi học thì tôi nuôi làm sao được đây, anh em thì ai cũng nghèo cả” - bà nghẹn ngào.
 
Nước mắt người bà khi để cháu phải dang dở học hành
Nước mắt người bà khi để cháu phải dang dở học hành.
 
Nhận xét về Hoài, cô Nguyễn Thị Hương - giáo viên chủ nhiệm của em chia sẻ: “Là giáo viên chủ nhiệm của em, khi biết em có hoàn cảnh như vậy thật sự tôi vô cùng xúc động. Hoàn cảnh em éo le là thế nhưng điều khiến tôi khâm phục là em luôn là học sinh giỏi của lớp. Những ngày sau khi mẹ mất, Hoài đã có lúc muốn bỏ học để lo cho các em. Nhưng tôi cùng các bạn trong lớp đã luôn động viên em cố gắng và tôi đã không bất ngờ khi đậu đại học. Chỉ có điều khiến tôi hết sức băn khoăn, trăn trở đó là giờ đây, hoàn cảnh gia đình khiến em không thể đi học được nữa. Tôi cũng đang phối hợp với nhà trường cố gắng tìm cách nào đó có thể giúp em đến được với giảng đường đại học”.
 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Mã số 1123: Em Phạm Thị Hoài, Thôn 1, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa).

ĐT: 01659.921.641.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 045 100 194 4487 
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank: 
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 10 201 0000 220 639 
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Nguyễn Thùy


  Các Tin khác
  + Mã số: 5332 Sập nhà điều hành thủy điện: Ông trời sao nỡ lấy đi của con tất cả! (02/10/2024)
  + Mã số: 5331 Hành động mỗi ngày của người cha khốn khổ khi con gái 7 tuổi bị ung thư (02/10/2024)
  + Mã số: 5330 Người cha cầu cứu sự sống cho con trai mắc bệnh hiếm gặp (02/10/2024)
  + Bác sĩ kêu gọi nhà hảo tâm chung tay cứu bệnh nhân nguy kịch do nhiễm khuẩn (23/06/2024)
  + Rơi nước mắt cảnh bé gái mắc ung thư nức nở xin nhà hảo tâm cứu giúp (23/06/2024)
  + Người đàn ông cô độc, mù lòa, nhiều bữa ăn cháo thiu (23/06/2024)
  + Cậu bé nghèo nơi bìa rừng lo từng bữa ăn và giấc mơ đưa em gái đi khám mắt (23/06/2024)
  + Người đàn ông khờ khạo nuôi 2 con cùng mẹ già đau yếu mơ có căn nhà tử tế (16/06/2024)
  + Cuộc sống lay lắt của một gia đình 3 thế hệ toàn người khờ khạo (16/06/2024)
  + Nỗi đau của người bố 3 con phải cắt cụt tay chân vì bỏng điện cao thế (16/06/2024)
  + Người mẹ trẻ thoi thóp thở oxy, lo cho 2 con thơ ở quê nhà (07/06/2024)
  + "Bà hết tiền rồi, trong nhà không còn gì bán được để cứu cháu nữa" (07/06/2024)
  + Xót thương cảnh 2 đứa trẻ nguy cơ phải bỏ học vì mẹ ung thư, bố gặp nạn (07/06/2024)
  + "Cần gấp nhà hảo tâm giúp đỡ, hỗ trợ để cứu bệnh nhân đang nguy kịch (04/06/2024)
  + Người phụ nữ mắc cùng lúc 3 bệnh ung thư, òa khóc khi nghĩ về cái chết (04/06/2024)
  + Cùng đường, người phụ nữ đơn thân rao bán thận của mình để cứu con gặp nạn (04/06/2024)
  + Nước mắt người mẹ nghèo hiến thận cứu con nhưng không có tiền phẫu thuật (04/06/2024)
  + Khát khao được sống của nữ sinh 16 tuổi mắc ung thư (18/05/2024)
  + Ám ảnh cuộc sống gia đình người phụ nữ trầm cảm nơi bìa rừng (18/05/2024)
  + Cô trò vùng cao thấp thỏm, bất an vì trường xuống cấp nghiêm trọng (18/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65095276

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July