Mã số 3452: Người đàn bà bất hạnh gặp "sở khanh" không gục ngã, quyết nuôi con vào đại học Mã số 3452: Người đàn bà bất hạnh gặp "sở khanh" không gục ngã, quyết nuôi con vào đại học , Người xứ Nghệ Kiev
Dân trí Chồng qua đời, 3 mẹ con chị Hai tha nhau đi ở trọ nay đây, mai đó. Phận đời bất hạnh chị gặp người đàn ông mong có bờ vai làm chỗ dựa. Khi chị mang bầu "sở khanh" lặn một mạch "không sủi tăm". Không gục ngã, chị quyết nuôi con gái học hành tử tế đến giảng đường đại học đầy chông gai..
Phận đời bất hạnh của người phụ nữ và câu chuyện gặp gã "sở khanh"
Chúng tôi tìm đến ngôi nhà thuê của em Trần Thị Thanh Nga (sinh năm 2001, ở tổ 19, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) trong một ngày nắng như đổ lửa.
Căn nhà cấp 4 lợp tôn, xập xệ, chật chội khiến mồ hôi ai cũng vã như tắm. Trong căn nhà này, chúng tôi chứng kiến những câu chuyện buồn, thấm đẫm nước mắt của chị Nguyễn Thị Hai (45 tuổi) - mẹ của Thanh Nga làm chúng tôi không ai còn nghĩ tới cái nắng nóng trong ngôi nhà như "lò bát quái".
Năm 1997, chị Hai kết hôn với anh Trần Lang Anh. 4 năm sau căn nhà nhỏ của chị đầy ắp tiếng cười khi hai đứa con gái lần lượt ra đời. Nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, năm 2003 anh Anh đột quỵ rồi mất trong một lần đi làm về.
Chồng mất, mấy mẹ con chị Hai về sống cùng mẹ ruột, nương tựa vào nhau. Thế nhưng, mấy năm sau mẹ chị bị bệnh, phải bán nhà để chữa bệnh cho bà nhưng rồi bà cũng bỏ mấy mẹ con chị mà đi.
Kể từ đó, 3 mẹ con dắt díu nhau đi thuê trọ trong những căn phòng chật chội, ẩm thấp. Phận đời đi ở trọ tá túc, bấp bênh nay đây mai đó khi người chủ cần nhà thì 3 mẹ con chị lại phải "khăn gói quả mướp" lên đường.
Cảnh mẹ góa con côi, nhiều lúc mệt mỏi, chị Hai thấy tủi thân vô cùng. Năm 2013, có người đàn ông nói lời yêu thương, muốn làm chỗ dựa cho ba mẹ con chị.
Thật tâm chị cũng mong muốn có người chia sẻ bớt khó khăn và chị đã xiêu lòng. Nhưng rồi, đó chỉ là “chót lưỡi đầu môi”, khi chị có bầu người đàn ông đó đã “lặn không sủi tăm” khiến chị nuôi con nhỏ một mình trong đau đớn tủi hờn.
“Tôi bây giờ chỉ sống vì các con. Tôi chỉ mong mình có nhiều sức khỏe để lo cho các con”, chị Hai nói trong nước mắt.
Chị Hai cho biết, công việc bấy lâu nay của chị là đi buôn ve chai. Tuy nhiên, thu nhập từ công việc vất vả này cũng không ổn định. Ngày nào mua được nhiều phế liệu thì chị kiếm được một vài trăm ngàn, ngày nào ít chỉ kiếm được dăm bảy chục ngàn. Thế nhưng, bao nhiêu năm qua, dù nắng hay mưa chị cũng không chịu nghỉ ngày nào vì nghỉ thì “mấy mẹ con lấy gì mà ăn”.
Mấy năm nay vì quá lao lực mà chị đổ bệnh thần kinh tọa, trái gió trở trời là đau nhức nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng, không dám nói ra sợ các con lo lắng.
Hơn 15 năm qua là chuỗi những tháng ngày buồn tủi, cơ cực đối với chị mà chỉ các con là niềm vui, là động lực để chị cố gắng và không gục ngã trước sóng gió cuộc đời.
Chông chênh con đường đại học của cô gái có nghị lực phi thường
Sinh ra trong gia đình vô vàn khó khăn đầy nỗi bất hạnh, đôi khi có cả sự tủi hờn và từ nhỏ chứng kiến sự vất vả, nhọc nhằn của mẹ, Thanh Nga "thề" quyết tâm học giỏi để thoát nghèo với một nghị lực phi thường.
Có thể nói, tiền ăn cho mẹ con Nga còn bữa đói bữa no nên việc học thêm với cô bé là điều hết sức viển vông. Hiểu mình sinh ra trong gia đình không được may mắn, cô gái chấp nhận số phận. Không có tiền học thêm, Thanh Nga ở nhà tự học và học rất giỏi với thành tích khiến nhiều người khâm phục.
Năm lớp 10 Thanh Nga thi đỗ vào Trường THPT Phan Châu Trinh, ngôi trường có điểm chuẩn cao nhất TP Đà Nẵng, nhưng vì quá xa nhà nên em xin chuyển về học ở Trường THPT Ngũ Hành Sơn.
3 năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm lớp 12 em còn đạt giải nhất cuộc thi “Sáng kiến ứng dụng về môi trường” do sở Giáo dục – Đào tạo TP Đà Nẵng tổ chức.
Trong kỳ thi THPT quốc gia, Thanh Nga đạt 23 điểm khối A, đỗ vào khoa Công nghệ thông tin của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Đó là ước mơ, là cứu cánh để cho em thoát nghèo.
Tuy đã chạm vào giấc mơ, nhưng Thanh Nga đang hết sức lo lắng mình sẽ giống như chị gái, dù đỗ đại học vẫn phải gạt nước mắt đi làm công nhân vì nhà không có tiền.
May mắn cho Thanh Nga, lần này mẹ và chị quyết tâm cho em theo đuổi giấc mơ đại học để thoát nghèo, bởi “đời mẹ vì không có chữ mà khổ thế này”, “còn chị làm công nhân đồng lương bèo bọt, mấy tháng nay công ty khó khăn họ cho nghỉ việc, em mà không học thì sẽ khổ giống chị thôi”.
Quyết tâm là vậy, nhưng áp lực từ tiền thuê nhà, nợ nần, bệnh tật của chị Hai, con gái đầu thất nghiệp, vừa chạy ăn vừa xoay tiền nhập học cho Nga… là những khó khăn đang đè nặng lên vai của gia đình không bóng đàn ông.
“Quyết định cho con đi học mà đêm chị cứ trằn trọc không ngủ được. Chị lo không biết xoay đâu ra tiền để đóng tiền học phí cho con. Đóng được kỳ một, rồi kỳ 2, kỳ 3 tính sao đây? Những câu hỏi cứ lờn vờn trong đầu chị.
Vừa rồi chị đã vay ngân hàng chính sách được mười mấy triệu đồng để đóng tiền học phí và tiền túc xá cho cháu. Nhưng qua kỳ 2 thì chưa biết phải tính sao, rồi tiền ăn uống của cháu nữa”, người mẹ gầy gò lo lắng chia sẻ.
Thanh Nga cũng lo lắng không kém. Em cho biết, sau khi nhập học ổn định sẽ tính đến chuyện đi làm thêm để phụ với mẹ.
Thấy hoàn cảnh khó khăn của 4 mẹ con chị Hai, vừa rồi TP Đà Nẵng cũng đã tạo điều kiện cho gia đình chị được thuê chung cư cho người thu nhập thấp ở quận Sơn Trà. Tuy nhiên, chung cư lại ở quá xa so trường học của Nga nên chị vẫn chưa chuyển hẳn qua chung cư mà chạy đi chạy về cả hai nơi.
“Vừa rồi cháu Nga còn học ở đây (trường THPT Ngũ Hành Sơn – PV), từ chung cư đến trường thì rất xa nên chị chưa chuyển hẳn qua chung cư. Với lại, chị buôn bán ve chai ở đây bao nhiêu năm quen mối rồi, chưa chuyển được liền.
Bên chung cư chị đặt bàn thờ mẹ chị, bàn thờ chồng chị và đi lại thường xuyên. Chờ ít bữa nữa ổn định, chị cũng chuyển qua đó cho đỡ tốn kém tiền thuê nhà”, chị Hai cho hay.
Để hành trình theo đuổi ước mơ thay đổi số phận của Thanh Nga không gục ngã giữa đường, rất cần lắm sự chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 3452: Chị Nguyễn Thị Hai (tổ 19, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng)
Số TK: 3010160847006.
Ngân hàng Quân đội MB: Chủ TK Trần Thị Kim Phụng (con gái chị Hai.
Số ĐT: 0935.643.474
2. Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0451000476889
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 0451370477371
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 129 0000 61096
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 2611 000 3366 882
Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name : Bao Dien tu Dan tri
Account Number : 2611 037 3366 886
Swift Code : BIDVVNVX261
Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch