Trong cơ thể con người tồn tại hai loại cholesterol tự nhiên: dạng HDL (cholesterol tốt) và dạng LDL (cholesterol xấu).
Chỉ số HDL cao là dấu hiệu của một cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại, chỉ số LDL cao cho thấy bạn dễ có nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch.
Đó là bởi LDL có xu hướng làm tắc nghẽn và xơ cứng động mạch, trong khi đó HDL có khả năng đẩy tế bào LDL từ động mạch xuống gan để đào thải ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, HDL còn có thể bảo vệ mạch máu khỏi nhiều tổn thương khác (chẳng hạn như đưa ra các dấu hiệu cảnh báo chứng xơ cứng động mạch).
Các chế độ ăn kiêng thường quy cho các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật là nguyên nhân làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể con người, đặc biệt là các thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng hay tôm.
Nhưng những nghiên cứu mới đây đã bác bỏ lối suy nghĩ này.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn e ngại với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, vậy thì hãy thử 5 loại thực phẩm từ thực vật dưới đây.
Các loại thực phẩm này - chẳng hạn như yến mạch hay hạnh nhân - có thể giúp bạn kiểm soát chỉ số cholesterol hiệu quả, cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
(Ảnh minh họa: Báo Sức khỏe & Đời sống / Đồ họa: Minh Nguyệt) |
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra các loại đậu như đậu tây, đậu lăng, đậu Hà Lan, hay đậu gà có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y học Canada, việc ăn 3/4 cốc đậu một ngày có thể làm giảm lượng LDL cholesterol tới 5%.
Các loại đậu là thực phẩm có thể làm thành nhiều món ăn, từ món ngọt tới món ăn chính, và có nhiều dạng khác nhau như: đậu nghiền, bột, hay mỳ ống làm từ đậu.
Bạn cũng có thể thử nhiều cách chế biến với món này: cho đậu vào nấu cùng trứng gà, nghiền nhuyễn đậu thành các loại nước sốt ăn kèm với salad hay các loại thịt khác, sử dụng đậu Hà Lan để nấu súp, hoặc dùng bột làm từ đậu để làm các loại bánh thay cho bột mỳ,...
Dinh dưỡng từ quả bơ rất tốt cho sức khoẻ. Đồ họa: Minh Nguyệt. |
Trong một nghiên cứu của trường Đại học Pennsylvania, các nhà nghiên cứu đã cho một nhóm người trưởng thành thừa cân tuân theo hai chế độ ăn kiêng khác nhau: một nhóm ăn lượng chất béo vừa phải và một nhóm ăn ít chất béo.
Ở nhóm người ăn chất béo vừa phải, trong thực đơn của một số người sẽ có quả bơ, còn một số còn lại thì không.
Kết quả cho thấy những người ăn theo chế độ ít chất béo giảm được 7mg/dL lượng LDL cholesterol, còn nhóm người ăn chất béo vừa phải còn có kết quả tốt hơn: những người không ăn quả bơ giảm được 8 mg/dL lượng LDL cholesterol, còn những người ăn bơ giảm đến 14mg/dL lượng LDL cholesterol.
Quả bơ cũng là một trong những loại thực phẩm dễ chế biến. Bạn có thể dùng bơ làm mứt ăn kèm với bánh mì, ăn bơ nghiền, làm salad.
Bơ cũng có thể dùng để trang trí các món chính như thịt gà, cá, chế biến thành các loại đồ ăn nhẹ.
Khi làm bánh, quả bơ có thể thay thế cho các loại bơ làm từ sữa khác.
Ăn yến mạch thay cơm trắng cũng làm giảm cholesterol xấu. Đồ họa: Minh Nguyệt. |
Yến mạch được mệnh danh là một loại “siêu thực phẩm” giúp làm giảm lượng cholesterol hiệu quả nhất.
Trong một nghiên cứu của Thái Lan, một nhóm người có cholesterol cao được cho ăn yến mạch thay vì cơm trắng trong bốn tuần.
Kết quả sau thí nghiệm, họ giảm được 5% tổng lượng cholesterol trong máu, và 10% lượng LDL cholesterol.
Với bữa sáng, bạn có thể ăn yến mạch nghiền, rắc yến mạch lên các loại trái cây tươi hay sữa chua.
Yến mạch có thể dùng để ăn đêm mà không sợ tăng cân hay mất dáng.
Ngoài ra, bạn có thể thử kết hợp yến mạch với bí Nhật, hành tây, nấm, tỏi, một vài loại rau thơm và trứng ốp la để có một bữa ăn nhẹ ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng.
Thay vì sử dụng bột chiên, bạn hãy thử dùng yến mạch bọc ngoài các món chiên giòn như thịt gà hay cá.
Yến mạch và bột yến mạch cũng có thể dùng làm bột bánh quy hay các loại bánh tráng miệng khác.
(Ảnh minh họa: Greeny House / Đồ họa: Minh Nguyệt) |
Một nghiên cứu trong Tạp chí Dinh dưỡng đã chỉ ra: trong số các bệnh nhân mắc bệnh tim, chỉ cần ăn 10g hạnh nhân trước bữa sáng (tương đương khoảng 8 hạt hạnh nhân) có thể giúp lượng HDL cholesterol của họ tăng lên đáng kể.
Cụ thể, sau 6 tuần thử nghiệm, lượng HDL cholesterol của họ tăng lên 12 - 14%, sau 12 tuần là 14 - 16% so với mức ban đầu.
Bạn có thể ăn trực tiếp hạt hạnh nhân, hoặc sử dụng bơ hạnh nhân và gia vị làm từ hạnh nhân trong nhiều món ăn khác nhau: rắc lên yến mạch, các loại sữa chua, bánh mỳ nướng, hoặc trái cây.
Bơ hạnh nhân có thể dùng làm mứt, hoặc kết hợp với các loại rau khác để làm nước sốt cho salad.
Bột hạnh nhân cũng có thể được dùng để làm bánh.
Ngoài ra, bạn có thể cho hạt hạnh nhân vào các món đồ uống như chocolate nóng, kết hợp với quả khô và vài lát gừng.
Uống trà xanh thường xuyên cũng giảm cholesterol. Đồ họa: Minh Nguyệt. |
Một trong những cách hiệu quả để phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch là giảm lượng LDL cholesterol nhưng không làm ảnh hưởng đến lượng HDL cholesterol.
Trà xanh là loại thực phẩm đáp ứng tốt yêu cầu này.
Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ cho thấy trà xanh giúp làm giảm lượng cholesterol toàn phần (hơn 7mg/dL) cũng như LDL cholesterol (2mg/dL) mà vẫn giữ nguyên lượng HDL cholesterol.
Bên cạnh việc uống trà, bạn có thể thêm trà xanh vào các loại nước sốt cho những món ăn chính, hoặc sử dụng trà thay cho nước khi làm các món hấp, cách thủy.
Ngoài ra, trà xanh còn có thể sử dụng để pha chế cocktail cùng bạc hà, gừng và một số loại hoa quả khác.