Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 27/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Muốn khỏe mạnh, sống lâu, đừng mang smartphone lên giường ngủ Muốn khỏe mạnh, sống lâu, đừng mang smartphone lên giường ngủ , Người xứ Nghệ Kiev
 

Một nghiên cứu phát triển từ công trình của các nhà khoa học đoạt giải Nobel y sinh 2017 cho thấy điện thoại đang khiến con người ngày càng thiếu ngủ.

Muốn khỏe mạnh, sống lâu, đừng mang smartphone lên giường ngủ 
ảnh minh họa
 
 

Theo đài CNBC (Mỹ), đây là những kết luận quan trọng rút ra từ một nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới sự rối loạn giấc ngủ của con người.

Đây là nghiên cứu về tình trạng "cú đêm" của bà Alina Patke, nghiên cứu sinh tại Đại học Rockefeller, được phát triển trên cơ sở công trình nghiên cứu của nhóm 3 nhà khoa học đoạt Nobel y sinh 2017 là Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young trước đó đã xác định có một loạt gene tồn tại ở những "cú đêm" (những người chuyên thức khuya).

Loại gene có tên CRY1 đã điều khiển nhịp điệu sinh học của những người này, tức là chu kỳ ngủ/thức trong 24 tiếng của mọi sinh vật trên trái đất.

Sự biến đổi của loại gene CRY1 đã khiến đồng hồ sinh học trong mỗi người có thể "chạy" chậm hơn bình thường, từ đó gây ra trạng thái rối loạn giờ ngủ của mỗi người, theo kết quả nghiên cứu này.

Trái ngược với phần đông mọi người thường có xu hướng buồn ngủ lúc nửa đêm và thức dậy vào khoảng 7-8 giờ sáng hôm sau, những người bị chẩn đoán rối loạn giấc ngủ (DSPD) thường sẽ ngủ muộn hơn từ 3-4 tiếng và thức dậy vào khoảng 11 -12 giờ trưa hôm sau.

Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Alina Patke, tình trạng rối loạn giấc ngủ ngoài chuyện đương nhiên có nguyên nhân một phần từ yếu tố gene, nhưng thời gian sử dụng điện thoại hay thiết bị điện tử khác khi đã nằm lên giường ngủ cũng là một nhân tố quan trọng khác "khiến tình trạng ngày càng tồi tệ hơn".

Gene CRY1 không bị ảnh hưởng vì yếu tố ánh sáng môi trường con người tiếp xúc. Dù có ánh sáng hay không, "cú đêm vẫn là cú đêm", tuy nhiên việc tiếp xúc màn hình thiết bị làm việc rối loạn giấc ngủ càng nghiêm trọng.

Bà Patke nói: "Việc ai đó vốn có đặc tính tự nhiên quen thức khuya thì tình trạng của họ sẽ còn nặng hơn nếu người đó ngồi trước màn hình thiết bị cho tới 2 giờ sáng. Tình trạng này không tốt với bất cứ ai, nhưng đặc biệt không tốt với những người DSPD".

 

Ngoài việc duy trì một chế độ sinh hoạt hợp lý, trong đó có việc tắt điện thoại trước khi đi ngủ, theo các nhà nghiên cứu, hiện chưa có nhiều giải pháp điều trị cho những người DSPD.

Ngay cả việc tiến hành xét nghiệm gene để biết chính xác ai là đối tượng thuộc nhóm "cú đêm" hiện cũng chưa được phép triển khai rộng rãi.

Theo tạp chí New Yorker, trong nhiều thập kỷ người ta đã phớt lờ tác hại của tình trạng thiếu ngủ với đời sống cộng đồng. Tại Mỹ, mỗi năm, thiếu ngủ gây tổn thất về mặt kinh tế lên tới nhiều tỉ USD.

Theo tạp chí này, khoảng 47 triệu người Mỹ hiện không có được giấc ngủ đủ để hồi phục não trong đêm. Số tài xế mệt mỏi vì thiếu ngủ gây ra khoảng 20% số vụ tai nạn đường bộ, trong khi ở Mỹ mỗi năm xảy ra hơn 1 triệu vụ tai nạn như vậy.  

đăng bởi: tuoitre.vn


Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1952666#ixzz4xTXgzhhi 
http://www.xaluan.com/raovat


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66126985

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July