(Ảnh minh hoạ).
Người bị thoát vị đĩa đệm tập yoga có tốt không?
Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm thì theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, để việc điều trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao, người bệnh cần kết hợp việc rèn luyện thể dục thể thao song song với quá trình điều trị.
Yoga là bộ môn thể dục được nhiều người lựa chọn để tăng cường sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, luyện tập yoga thường xuyên rất tốt cho những bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tim mạch, những người thường xuyên bị đau nhức đặc biệt là đau thắt lưng.
Một số lưu ý khi tập yoga đối với người bị thoát vị đĩa đệm
+ Chú ý các lời khuyên của các bác sĩ hay chuyên gia tư vấn:
Trước khi bắt đầu tập yoga hay các môn thể dục thể thao nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để xác định tình trạng sức khỏe của mình có phù hợp để luyện tập môn thể dục này không, tránh tình trạng sau khi tập càng khiến bệnh nặng hơn.
+ Hãy chú ý các bài tập khởi động:
Khi bắt đầu, nên tập từ từ để cơ thể quen dần với nhịp điệu. Đừng quên khởi động và làm nóng cơ thể 10 phút trước khi vào bài tập để các cơ khớp và dây chằng mềm ra.
Trong khi tập, tránh các tư thế xoay người, cúi người hoặc với tay quá mức.
+ Tuyệt đối không được hoạt động quá sức:
Không cố gắng tập quá sức. Khi tập, cần có người hướng dẫn chính xác, tránh việc mày mò tự tập tại nhà theo sách hoặc băng đĩa.
Một số tư thế tập yoga tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Tư thế 1: Tư thế nhìn lên:
Ngửa đầu ra sau không mang lại một lợi ích cụ thể gì cho cột sống. Nhưng trong yoga có một số tư thế bạn phải ngửa đầu ra sau nếu không muốn gây áp lực lên cơ cổ trước.
Ngay cả ở những tư thế đó chúng ta cần tránh kéo giãn các khớp, gân, cơ vượt quá giới hạn bình thường (cách để tránh điều này là nâng phần xương ức (ngực) nhô ra song song với mặt đất).
Tư thế 2: Nhô cằm ra:
Đây là lỗi này thường thấy ở các học mới học yoga do thói quen cố gắng nhìn vào thứ gì đó xung quanh khiến các cơ phải căng hết cỡ. Một quy tắc chung khi tập là cột sống cổ và đầu phải thẳng với nhau.
Tư thế 3: Vận động cổ chưa đủ:
Hãy tưởng tượng kịch bản này: bạn ngồi ở bàn làm việc cả ngày, nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính. Cổ của bạn vẫn luôn ở một vị trí tương đối tĩnh.
Sau đó, bạn đi đến lớp học yoga hoặc tập ở nhà và lại một lần nữa giữ đầu ở vị trí cố định - đó là công thức tạo nên sự căng thẳng ở cổ.