Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 27/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Rửa tay - liều “vắc xin” hữu hiệu Rửa tay - liều “vắc xin” hữu hiệu , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thứ Hai ngày 09/10/2017

(HNM) - Có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn khác nhau có thể xảy ra tại bệnh viện, trong đó phổ biến nhất là viêm phổi, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn huyết... Và, một trong những nguyên nhân khiến nhiễm khuẩn bệnh viện gia tăng là do lây lan bệnh từ bàn tay của nhân viên y tế. Vì vậy, vệ sinh bàn tay được xem là “liều vắc xin tự chế” hiệu quả nhất chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Các nhân viên y tế hướng dẫn cách rửa tay trong lễ phát động “Bảo vệ sự sống: Hãy vệ sinh tay” do Bộ Y tế tổ chức.


90 nghìn người chết/năm do nhiễm khuẩn bệnh viện

Tại lễ phát động chiến dịch “Bảo vệ sự sống: Hãy vệ sinh tay” diễn ra tuần qua, TS Đinh Vạn Trung, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện trung ương Quân đội 108) chia sẻ, có những vấn đề tưởng như bình thường, vô hình nhưng hằng năm đã cướp đi sinh mạng của 90 nghìn người trên toàn thế giới, còn hơn cả một cuộc chiến tranh - đó chính là nhiễm khuẩn bệnh viện. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện khoảng 7% và là một trong những nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh. Tình trạng phổ biến nhất ở nhiều cơ sở y tế là việc điều trị kháng sinh kéo dài từ 7 đến 10 ngày sau phẫu thuật làm tăng thời gian nằm viện, gây tốn kém cho người bệnh. Nguy hiểm nhất là gây nên hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến từng thẳng thắn chỉ ra rằng, vấn nạn nhiễm khuẩn bệnh viện ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân. Còn có tình trạng người bệnh khi đến bệnh viện mức độ bệnh nhẹ, song do quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn ở cơ sở y tế không tốt dẫn tới tình trạng bệnh nặng, thậm chí có thể tử vong. Thế nhưng, hiện nay, nhiều cơ sở y tế chỉ chú trọng đến công tác khám, chữa bệnh với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại song lại thiếu quan tâm, coi nhẹ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, trong khi đây là khâu quan trọng, quyết định việc điều trị thành công của người bệnh.

Theo công bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 100 người nằm viện thì có 7 người mắc thêm bệnh nhiễm trùng mới. Nguyên nhân một phần do chính nhân viên y tế chưa tuân thủ quy định vệ sinh cá nhân, không rửa tay trước khi tiếp xúc với người bệnh. Bàn tay của nhân viên y tế có thể chứa những loại vi khuẩn làm tăng tình trạng bệnh do nhiễm khuẩn ở bệnh nhân, hoặc lây chéo từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.

TS Đinh Vạn Trung cho rằng, có khoảng từ 10 nghìn đến 100 triệu mầm bệnh hiện diện trên hai bàn tay và tập trung nhiều dưới khe của các móng tay. Một số mầm bệnh có thể tồn tại trong nhiều phút, thậm chí trong nhiều giờ. Đó là các loại vi rút gây các bệnh cảm nhiễm như: Cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn da, bệnh thương hàn… Nếu không tẩy rửa, bàn tay của bác sĩ có hàng triệu vi khuẩn, vi rút và gây nên tình trạng nhiễm khuẩn cho người bệnh. Tuy nhiên, việc thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở y tế còn nhiều hạn chế; nhân viên y tế biết rõ quy trình rửa tay rất ít.

Theo nhiều nghiên cứu trong nước, tần suất không vệ sinh tay trong bệnh viện còn rất cao. Khi kiểm tra ngẫu nhiên, trên 1cm2 bàn tay của hộ lý tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) có tới 481.273 vi khuẩn, bác sĩ có 257.110 vi khuẩn, điều dưỡng có 126.857 vi khuẩn. Còn tại Bệnh viện Nhi trung ương, bàn tay bác sĩ nếu được rửa bằng xà phòng và các chất tẩy rửa y tế vẫn còn khoảng 276.376 vi khuẩn, khi chưa dùng chất tẩy rửa, số vi khuẩn lên tới vài triệu…

 
Tại Bệnh viện Bạch Mai, từ chỗ tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trên 10%, sau khi triển khai các chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn, trong đó có tuân thủ vệ sinh bàn tay nhân viên y tế, tỷ lệ này giảm xuống còn 5-7%. Còn tại Bệnh viện Nhi trung ương, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay từ 33% trước chiến dịch phát động đã tăng lên 62% sau chiến dịch vệ sinh tay.


Nâng cao ý thức, tuân thủ vệ sinh tay

Theo WHO, vệ sinh tay, đặc biệt là vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn chứa cồn là biện pháp phòng, chống nhiễm khuẩn bệnh viện hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Việc rửa tay còn được coi là “liều vắc xin tự chế” có thể cứu sống hàng triệu người. Chỉ một động tác rửa tay sạch đã giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp tới 19-45%...

Ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn khẳng định, nhiễm khuẩn bệnh viện hoàn toàn có thể ngăn ngừa được thông qua những chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn hiệu quả, trong đó có việc tăng cường tuân thủ vệ sinh tay. Đây được cho là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả nhất để giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

TS Đinh Vạn Trung cũng đã chia sẻ khuyến cáo của WHO đối với nhân viên y tế khi chăm sóc bệnh nhân. Đó là 5 thời điểm mà mỗi nhân viên y tế cần vệ sinh tay, cụ thể là: Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân, trước khi làm thủ thuật vô trùng, sau khi phơi nhiễm với dịch tiết của bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân và sau khi tiếp xúc vật dụng xung quanh bệnh nhân.

Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Để phòng, chống nhiễm khuẩn bệnh viện trước hết cần sự thay đổi trong thói quen, nhận thức của chính nhân viên y tế. Việc nâng cao ý thức, hành vi vệ sinh tay khi chăm sóc người bệnh của đội ngũ y tế và việc kiểm soát nhiễm khuẩn phải được thực hiện đồng bộ, thường xuyên trong toàn ngành. Có như vậy, việc nhiễm bệnh chéo và tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mới được giảm xuống.
Thu Trang
Nguồn hanoimoi.com.vn
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/880002/rua-tay---lieu-vac-xin-huu-hieu



  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66126859

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July