1. Khế
Với nhiều người, khế có thể là loại quả vô hại, thậm chí tốt cho sức khỏe vì chứa rất nhiều vitamin C. Tuy nhiên, những người bị viêm loét dạ dày tốt nhất nên tránh ăn loại quả này vì nó chứa rất nhiều axit oxalic.
Người bình thường cũng nên ăn hạn chế ăn khế thường xuyên vì nó cũng có thể gây ra các vấn đề về thận.
2. Món cá Feseekh
Fesikh (hay feseekh) là một món ăn truyền thống của người Ai Cập làm từ cá đối Mugil (cá nước mặn sống ở vùng biển Địa Trung Hải và biển Đỏ) ủ muối lên men. Ở Ai Cập, người dân thường ăn món này trong lễ hội Sham el-Nessim để chào mừng mùa xuân.
Hàng năm, Bộ Y tế Ai Cập cảnh báo về fesikh bởi nếu không chế biến đúng cách, món này có khả năng độc cao và chứa nguy cơ gây chết người. Bất chấp cảnh báo, người dân vẫn yêu thích và thưởng thức món ăn đặc biệt này.
3. Ếch bullfrog
Ếch bullfrog khổng lồ là đặc sản của một số vùng đất châu Phi như Namibia nhưng lại chứa một loạt các chất có thể gây chết người.
Qua chế biến, món ăn này nhìn chung không còn gây nguy hiểm nữa, nhưng da và nội tạng của chúng vẫn chứa chất độc. Độ tuổi của ếch chính là chìa khóa quyết định tỉ lệ bệnh tật. Những con ếch con, chưa có khả năng sinh sản chứa nhiều độc tố hơn, có khả năng gây suy thận.
4. Cá nóc
Loài cá này nổi tiếng vì chứa thứ độc tố gây chết người. Đầu bếp muốn chế biến loại cá nóc phải trải qua đợt huấn luyện đặc biệt để nắm chắc phương pháp chế biến.
Ở Nhật Bản, cá nóc được dùng để chế biến những thực phẩm cao cấp. Dù chỉ những đầu bếp được cấp giấy phép mới có quyền chế biến cá nóc, nhưng hàng năm, vẫn có một số trường hợp người dân Nhật Bản chết vì ăn phải độc tố của loại cá này.
5. Phô mai giòi Casu Marzu
Món ăn kì dị này còn được gọi với cái tên là phô mai thối, phổ biến ở Sardinia (Địa Trung Hải) và được làm từ phô mai sữa cừu có chứa giòi. Giòi chế biến phô mai thối vẫn còn sống, vì nếu để giòi chết thì sẽ bị ngộ độc.
Quá trình lên men xảy ra khi giòi hấp thụ chất béo của phô mai, món ăn lúc này trở nên mềm mại với một ít chất lỏng rỉ ra. Khi được hấp thụ, ấu trùng của ruồi (đẻ trứng bên trong món ăn lên men không che đậy này) có thể chui qua thành ruột gây ra bệnh nghiêm trọng.
6. Hạt Pangium edule
Hạt Pangium edule, còn được biết đến với biệt danh "hạt gây buồn nôn", vốn có nguồn gốc tự nhiên ở Indonesia, Malaysia và Papua New Guinea. Hạt chỉ có thể ăn được sau khi được ngâm nước và bỏ vỏ luộc kỹ hoặc chôn vùi vào trong lá chuối và tro khoảng 1 tháng trước khi luộc.
Hạt này nếu chưa chế biến kỹ có chưa một chất hydrogen cyanide độc hại.
7. Bánh thịt quạ
Ở một số vùng của Lithuania, bánh thịt quạ không phải là món ăn xa lạ, thậm chí đây còn được coi là món ăn hỗ trợ tăng khả năng tình dục cho nam giới.
Trước đây chính quyền Lithuania từng cấm tiêu thụ món ăn truyền thống nói trên vì lo ngại thịt của loài động vật chuyên rỉa xác thối này có thể gây hại cho sức khỏe người dân.
Tuy nhiên, các cảnh báo về các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do ăn bánh thịt quạ không làm người dân sợ hãi. Theo National Geographic, món bánh truyền thống này đến nay vẫn còn phổ biến.
8. Tiết canh
Ở Việt Nam, máu vịt hoặc ngỗng được sử dụng để làm món tiết canh. Dù món ăn nguy hiểm này có khả năng lan truyền virut cúm gia cầm và các bệnh dịch khác nhưng người dân vẫn không từ bỏ nó.
9. Igunaq
Đây là món ăn truyền thống của người dân bản địa Arctic, gồm thịt vượn hoặc hươu lên men. Tuy nhiên chỉ có những người từng ăn món ăn này từ thuở nhỏ mới có thể hấp thụ được mà không sợ gặp phải những hậu quả tiêu cực.
Thực chất quá trình lên men Igunaq có thể tạo ra chất độc gây bệnh hoặc tử vong.
10. Quả Ackee
Loại quả này xuất hiện ở Jamaica, chứa hai loại độc tố là hypoglycin A và B. Quả Ackee có thể ăn được nhưng cần chú ý loại hạt chứa độc của nó. Bạn cũng có thể bị nôn sau khi ăn loại quả này.
11. Súp dơi
Món ăn này là một phần ẩm thực châu Á. Đầu bếp có thể để nguyên con dơi trong bát và phục vụ thực khách. Thịt dơi được cho là ngon miệng và có một số công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, loài dơi vẫn có thể mang mầm bệnh, vì thế đây không phải là món ăn được khuyến khích.
http://soha.vn/nhung-mon-an-biet-doc-van-khong-so-co-2-mon-nguoi-viet-hay-dung-20170918200405793.htm