Vừa qua tại Hà Tĩnh, Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn vệ sinh thực phẩm đã phát hiện 3 kiện hàng đóng hộp để trong kho đông lạnh với trọng lượng 45kg cánh gà đã hết hạn sử dụng.
Đại diện cơ sở này cho biết, toàn bộ số cánh gà trên được đơn vị nhập khẩu từ Argentina về, nhưng do không kiểm tra hạn sử dụng thường xuyên nên không biết đã quá hạn dùng.
Một khối lượng lớn cánh gà Trung Quốc nhập lậu về Lào Cai bị cơ quan chức năng bắt giữ.
Trước đó không lâu, ngày 10/4 tại Lào Cai, cơ quan chức năng cũng đã bắt giữ và tiêu hủy hơn 1 tấn cánh gà “bẩn” không rõ nguồn gốc xuất xứ, đang được tuồn vào thị trường Việt Nam.
Theo một cán bộ quản lý thị trường, đây là cánh gà được nhập lậu từ Trung Quốc vào nội địa để tiêu thụ.
Tất cả số cánh gà trên đã được cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt hành chính, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, đấy chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” trong muôn vàn câu chuyện thực phẩm bẩn. Nếu trót lọt thì tất cả số thực phẩm bẩn kia sẽ được “phù phép” thành món ngon, len lỏi vào mâm cơm của các gia đình, các nhà hàng, quán ăn… Và hậu quả là người tiêu dùng phải gánh chịu.
Cánh gà bẩn được phù phép thành món ăn khoái khẩu. Ảnh minh họa
Hệ lụy sức khỏe từ cánh gà “bẩn”
Cánh gà sẽ an toàn cho người sử dụng khi được nuôi đúng quy trình. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, nhiều cơ sở chăn nuôi đã tiêm hoóc-môn nhằm kích thích tăng trưởng. Đa số cổ, cánh gà là 2 bộ phận được chọn tiêm, vì thế liều lượng hoóc-môn tập trung cao nhất ở đây, người ăn phải bộ phận có tồn dư hoóc-môn sẽ gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia, không chỉ cánh, cổ mà cả thịt gà được nuôi bằng các hoóc-môn tăng trưởng hay chất kích thích đều gây hại cho sức khoẻ. Khi ăn vào, hoóc-môn tăng trưởng có thành phần estrogen vốn là gốc sinh ra các nội tiết tố kích thích phát triển như nội tiết tố sinh dục, nội tiết tố tuyến thượng thận, nó sẽ có nguy cơ làm phát triển một số bệnh ung thư hay khối u.
Bên cạnh đó, nó còn gây ảnh hưởng lớn tới một vài bộ phận của cơ thể như dạ con hoặc tuyến vú.
Cánh gà nuôi đúng quy trình an toàn, tuy nhiên người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn. Ảnh minh họa
Những người nên hạn chế
- Cánh gà chủ yếu là da, chứa nhiều chất béo, có hàm lượng cholesterol cao. Hơn nữa, da gà cũng là mặt tiếp xúc nhiều với vi-rút, vi khuẩn… Đây chính là lý do khiến người có cơ địa mẫn cảm dị ứng như hen suyễn, khó thở, phong thấp và ngứa.
- Những người bị rối loạn chuyển hóa mỡ, bệnh tim mạch, sỏi mật, sỏi thận, béo phì không nên ăn thực phẩm có nhiều cholesterol này. Ngoài ra, phao câu,cổ, da và nội tạng của gà cũng được khuyên nên hạn chế ăn.
Lưu ý: Tốt nhất, khi ăn cánh gà nên tăng cường ăn thêm nhiều chất xơ để có thể cản trở quá trình hấp thụ cholesterol gây hại cho cơ thể.
M.H (th)
Nguồn giadinh.net.vn
http://giadinh.net.vn/song-khoe/canh-ga-se-khong-ai-dam-an-neu-biet-su-that-khung-khiep-nay-20170421134442076.htm