Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Loại quả rẻ tiền, dễ trồng lại chữa được bách bệnh nhưng bạn thường bỏ qua Loại quả rẻ tiền, dễ trồng lại chữa được bách bệnh nhưng bạn thường bỏ qua , Người xứ Nghệ Kiev
 

Quả khế là một loại quả quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại quả này.

Khế - Loại quả quen thuộc của làng quê Việt Nam

Là một loại cây phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam, quả khế có thể được dùng để ăn quả và nấu canh chua, ăn kèm rau sống… Hiện nay, nhiều người cũng trồng khế trong chậu để làm cảnh.


Khế là một loại cây phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam.

Khế là một loại cây phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bì Hồng Minhh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), khế còn có tên gọi khác là ngũ liêm tử, ngũ lăng tử. Trong y học cổ truyền, khế chua được sử dụng để chữa bệnh rất tốt.

"Trong Đông y, quả khế có vị chua chát, tính bình, có tác dụng khử phong, thanh nhiệt, làm lành vết thương, kháng viêm, lợi tiểu, long đờm, tiết nước bọt. Một múi khế chua có 1% axit oxalic cùng các nguyên tố vi lượng như Ca, Fe, Ná, K, A, C, B1, B2, P. Đặc biệt hàm lượng vitamin C trong khế rất dồi dào, mỗi ngày ăn một quả khế chua có thể đủ lượng vitamin C cần thiết trong ngày", lương y Bùi Hồng Minh cho biết.


Trong Đông y, quả khế có vị chua chát, tính bình.

Trong Đông y, quả khế có vị chua chát, tính bình.

Ngoài ra, khế còn được sử dụng rộng rãi để chữa cháy nắng, chữa ho, sốt, đau họng, bệnh eczeme. Không chỉ có quả khế, rất nhiều bộ phận khác của cây khế cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Rễ khế có vị chua, có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá cây có vị chua dịu, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Người ta cũng sử dụng lá khế để chữa viêm loét dạ dày, viêm da có mủ, mụn nhọt, cải thiện tiêu hóa. Hoa khế dùng để trị ho cho trẻ nhỏ rất hiệu quả.

Một số bài thuốc thường dùng để chữa bệnh thường gặp từ khế

Theo lương y Bùi Hồng Minh, quả, hoa, lá, rễ khế đều là những bộ phận được dùng làm thuốc trong Đông y. Thay vì nghĩ rằng khế chua quá ít tác dụng, có vị chua khó ăn, bạn có thể sử dụng loại cây này làm bóng mát, đồng thời áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh thường gặp từ những bộ phận của cây khế.

Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ khế theo chia sẻ của lương y mà bạn nên tham khảo:


Theo lương y Bùi Hồng Minh, quả, hoa, lá, rễ khế đều là những bộ phận được dùng làm thuốc trong Đông y.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, quả, hoa, lá, rễ khế đều là những bộ phận được dùng làm thuốc trong Đông y.

Bài thuốc từ quả khế

- Chữa cảm cúm, đau nhức cơ thể, hắt hơi, sổ mũi, ho: Khế nướng 3 quả, vắt lấy nước cốt, sau đó hòa với 50ml rượu trắng để uống. Uống sau bữa ăn 30 phút.

- Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20g, vỏ cây hồng bì 30g, rễ cây quả giun 20g, sắc lấy nước uống sẽ phòng chống hậu sản sau sinh.

- Chữa nước ăn chân: Lấy 1-2 quả khế chín, làm nóng rồi áp khế vào khu vực nước ăn chân.

- Chữa bí tiểu, đái dắt, đái buốt: Khế chua 7 quả, lấy 1/3 phía gần cuống, nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml và uống lúc còn ấm. Hoặc bạn có thể chữa bí tiểu bằng cách dùng ngoài: Lấy một quả khế, một củ tỏi giã nhuyễn, đắp vào rốn, dùng liên tục 3-5 ngày.

Lá khế

- Cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn. Bạn cũng có thể dùng 100g lá khế tươi, lá chanh tươi 20-40g. Rửa sạch, giã nát, sau đó vắt lấy nước để uống hai lần trước bữa ăn.

- Chữa lở loét, mề đay: Lá khế 20g, đem rửa sạch, đem vào nồi nấu nước uống. Có thể kết hợp với lá thanh hao, lá long não nấu lên làm nước tắm hàng ngày. Lá khế đem giã lấy nước cốt, đem đắp lên vết thương.


Bạn hoàn toàn có thể sử dụng khế để chữa bệnh.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng khế để chữa bệnh.

- Chữa mẩn ngứa: Lá khế tươi giã nát, bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp uống nước sắc vỏ núc nác.

- Viêm họng cấp: Lá khế tươi 80-100g, thêm muối, đem giã nát, vắt lấy nước cốt, chia làm 2-3 lần để ngậm và nuốt dần. Làm liên tục 3-5 ngày.

- Chữa cảm nắng: Lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 40g. Tất cả đem rửa sạch, giã nát lấy nước uống, bã thì đem đắp vào thái dương, gan bàn chân sẽ giúp thuyên giảm bệnh nhanh chóng.

- Phòng chống sốt xuất huyết: Lá khế 16g, đem sắc với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa – mỗi loại 12g lấy nước uống hàng ngày trong thời gian có dịch sốt xuất huyết.

Hoa khế

- Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế 8-12g, đem sao với nước gừng, cam thảo nam 12g, tía tô 8-10g, kinh giới 8-10g. Đem nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, đem chia uống 2 lần trong ngày.

- Chữa sốt cao lên cơn co giật ở trẻ em: Hoa khế, kim ngân hoa, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi loại 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g. Cho vào sắc đặc, uống nhiều lần trong ngày.


Khế chứa caramboxin và hàm lượng axit oxalic cao.

Khế chứa caramboxin và hàm lượng axit oxalic cao.

Lưu ý: Khế chứa caramboxin và hàm lượng axit oxalic cao. Những chất này có thể gây hại cho những người bị suy thận, sỏi thận hoặc những người đang điều trị chạy thận. Những người bị suy thận khi ăn khế có thể bị nấc, nôn, buồn nôn... Trẻ em trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế cùng những thực phẩm giàu axit oxalic như me, chanh vì chúng có thể cản trợ sự hấp thụ của canxi, giúp trẻ cao lớn.

Theo Trí thức trẻ

Nguồn giadinh.net.vn

http://giadinh.net.vn/song-khoe/loai-qua-re-tien-de-trong-lai-chua-duoc-bach-benh-nhung-ban-thuong-bo-qua-20170324105551627.htm



  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65184799

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July