GiadinhNet - Thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen phế quản, hằng năm có khoảng 255.000 ca tử vong do hen. Tỷ lệ hen dao động từ 10-20% dân số ở các nước phát triển và từ 8-20% tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam có khoảng 4 triệu người bị hen, chiếm 5% dân số và 25% bệnh nhân hen phải nhập viện.
Dấu hiệu nhận biết hen phế quản
Hen là một bệnh dị ứng biểu hiện tại đường hô hấp, gây tổn thương viêm mạn tính đặc trưng theo cơ chế dị ứng tại khí phế quản. Hậu quả là gây phù nề, tăng xuất tiết, ứ đọng các chất nhầy quánh. Hen có 4 dấu hiệu chính gồm: Ho, khó thở, khò khè và nặng ngực. Ho hay xuất hiện về đêm và sáng sớm. Khó thở và khò khè do tăng tiết đờm dãi, đờm có thể trong và đặc, bệnh nhân khạc ra những cục đờm nhỏ như tép bưởi. Đờm có thể màu vàng đục, xanh là khi có nhiễm khuẩn. Nghe phổi có nhiều ran rít, ran ngáy và ran ẩm.
Hen phế quản luôn luôn diễn biến, chỉ cần một thay đổi nhẹ của thời tiết hoặc các yếu tố thuận lợi là có thể cơn hen cấp tính tái phát. Khi xuất hiện các cơn hen cấp tính, nếu không được xử trí, diễn biến của cơn hen sẽ nặng dần lên, chuyển thành nguy kịch với các dấu hiệu như mạch chậm rời rạc, tụt huyết áp, hôn mê, thở ngáp, nghe phổi “im lặng”. Có các dấu hiệu này đồng nghĩa với bệnh nhân sắp tử vong.
Chữa hen phế quản tận gốc sau 8 – 10 tuần
Để điều trị hen phế quản ngày nay chủ yếu là dùng thuốc giãn phế quản và chống viêm, tập trung điều trị triệu chứng là chính và được xếp thành 2 nhóm điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn. Ưu thế lớn nhất khi sử dụng thuốc này là điều trị triệu chứng, tiện sử dụng. Nhưng nhược điểm là để lại ra những hậu quả xấu do quá lạm dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm hay chống dị ứng. Nếu không giải quyết được tận gốc bệnh, cơn hen thường tái phát, nếu kiểm soát không tốt, bệnh sẽ có xu hướng nặng lên.
Bên cạnh thuốc tân dược, thuốc đông y cũng đang là một lựa chọn quan trọng để chữa hen và ngăn ngừa hen.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sinh bệnh hen là do công năng của ba Tạng Tỳ - Phế - Thận không được điều hòa và suy yếu gây nên, trong đó: chức năng tạng Phế kém dẫn đến việc điều khí rối loạn gây nên hiện tượng khó thở; đờm do tạng Tỳ suy yếu mà sinh ra, đờm ở phế quản sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở đối với người bệnh; tạng Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở, cò cử.
Thuốc hen thảo dược điều trị hen theo nguyên lý của y học cổ truyền thường dựa trên kinh nghiệm và bài thuốc dân gian truyền lại, ít độc hại, tập trung chủ yếu vào nguyên nhân và giải quyết tận gốc bệnh. Mục đích của điều trị theo y học cổ truyền là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen phế quản mới chữa trị hiệu quả được.
Một số bài thuốc cổ phương hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị hen là: “Tiểu thanh long”, “Tiền hồ thang gia vị”, “Nhị trần thang hợp tam tử thang”, … Trong đó nổi bật nhất là bài thuốc “Tiểu thanh long thang”.
Trên thị trường hiện nay đã có thuốc hen thảo dược được bào chế gia giảm từ bài thuốc này. Thuốc hen thảo dược dạng cao lỏng tiện sử dụng, được rất nhiều bác sỹ, bệnh nhân tin dùng.
Nguyên tắc điều trị của thuốc hen thảo dược là tập trung điều trị căn nguyên sinh bệnh hen. Các vị thuốc trong thuốc hen thảo dược có tác dụng nâng cao chức năng các tạng bị suy yếu một cách dần dần, đặc biệt là tạng Tỳ, Phế và Thận. Mặt khác, thuốc hen thảo dược giúp cân bằng và điều hòa chức năng giữa 3 tạng đó. Do vậy các kháng thể tự nhiên sinh ra, sức đề kháng của cơ thể được cải thiện rõ rệt. Phế quản không sinh đờm, hết viêm và phù nề. Số lần lên cơn khó thở thưa hơn và cơn hen nhẹ dần, từ đó không tái phát.
Theo đó, với thể bệnh nhẹ, sau thời gian uống 4 tuần, bệnh nhân sẽ thấy cơn hen thưa và nhẹ dần, đờm loãng và tống xuất ra ngoài, ho giảm, phế quản thông thoáng và dễ thở hơn. Công năng tỳ vị được cải thiện giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon và yên giấc hơn, đặc biệt là thời điểm về đêm, khoảng 2 – 3 giờ sáng.
Khi điều trị đủ đợt (8 – 10 tuần), đa số bệnh nhân không còn lên cơn hen, khỏe mạnh hơn, có thể tham gia lao động và sinh hoạt bình thường, cảm thấy yên tâm trước những thay đổi của thời tiết và các tác nhân gây cơn hen kịch phát khác.
Với thể bệnh nặng, có thể điều trị từ 2 – 3 đợt để có hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh hen và danh sách bệnh nhân đã điều trị thành công bệnh hen phế quản bằng thuốc hen thảo dược tại website www.benhhen.vn
THUỐC HEN P/H
- Thuốc Thảo dược 250ml -
PHÒNG CƠN HEN TÁI PHÁT
ĐIỀU TRỊ CÁC THỂ HEN PHẾ QUẢN
Thuốc hen thảo dược điều trị hiệu quả hen phế quản, ngăn ngừa cơn hen tái phát
CÔNG DỤNG:
Điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện: Khó thở, tức ngực, đờm nhiều. Phòng cơn hen tái phát.
THÀNH PHẦN:
Ma hoàng... 20g; Tế tân... 6g; Bán hạ... 30g; Cam thảo... 20g; Ngũ vị tử... 20g; Can khương... 20g; Hạnh nhân... 20g; Bối mẫu... 20g; Trần bì... 20g; Tỳ bà diệp... 20g; Đường kính, tá dược vừa đủ…250ml.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG: (Xem hướng dẫn sử dụng)
- Đợt điều trị từ 8 đến 10 tuần.
- Bệnh nặng có thể dùng 2- 3 đợt.
ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ: 0944 678 751 – 1900 54 54 34
Công ty Đông Dược Phúc Hưng
Địa chỉ: 96-98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội
Webside: www.benhhen.vn
Số phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của Cục Quản lý dược 1163/12/QLD-TT, ngày 18 tháng 10 năm 2012.
|
|
Theo Giadinh.net.vn
|