Khô âm đạo là một rắc rối ở “vùng kín“ khiến chị em gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng và tăng nguy cơ bị viêm nhiễm vùng kín do tổn thương. Ảnh minh họa
1. Yếu tố sinh lý
Khô âm đạo ở nữ giới có mối quan hệ với tuổi tác. Gần thời kỳ mãn kinh hoặc mãn kinh, lượng estrogen giảm, thành âm đạo có xu hướng mịn, giảm tiết nhờn và tình trạng “khô hạn” này là một điều kiện sinh lý tự nhiên. Theo thống kê có đến khoảng 10% - 40% phụ nữ mãn kinh có dấu hiệu khô âm đạo.
Tuy nhiên, những phụ nữ trẻ ở độ tuổi 20 – 30 vẫn có thể bị chứng khô âm đạo. Nguyên nhân là do ngoài yếu tố tuổi tác, nồng độ estrogen giảm còn do nhiều nguyên nhân như đang cho con bú, bị những bệnh làm giảm sự bài tiết hormone, đang dùng thuốc uống, thuốc tiêm hay thuốc cấy tránh thai; đang điều trị hóa liệu pháp… Với lứa tuổi này, chứng bệnh sẽ gây nhiều tác động lớn hơn, làm giảm chất lượng cuộc sống tình dục, ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc gia đình.
Cách giải quyết: phụ nữ mãn kinh vì giảm mức độ hormone sau khi mãn kinh gây ra tình trạng khô âm đạo. Nếu thiếu hụt estrogen thì có thể bổ sung estrogen thích hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Với những phụ nữ trẻ thì giải pháp điều trị cũng theo hướng tương tự.
2. Yếu tố tâm lý
Công việc và cuộc sống hiện đại vốn rất nhiều áp lực, nhiều chị em tốn thời gian và công sức cho công việc. Thêm vào đó, cuộc sống gia đình, nuôi con nhỏ khiến nhiều chị em quá tải, lên giường với vẻ mệt mỏi, điều đó có thể làm giảm ham muốn tình dục và hệ quả là chứng khô âm đạo. Cũng có nhiều nguyên nhân khác khiến bạn bị căng thẳng như: mặc cảm, tự ti về cơ thể, ấn tượng xấu vì từng bị xâm hại tình dục, sự khinh rẻ của chồng…
Căng thẳng sẽ ức chế buồng trứng điều tiết nội tiết tố nữ estrogen gây ra hiện tượng khô âm đạo. Khi sự bài tiết dịch nhờn giảm đi, lớp niêm mạc âm đạo cũng mỏng, kém đàn hồi và dễ bị tổn thương.
Cách giải quyết: Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây căng thẳng để giải tỏa. Giảm bớt căng thẳng chính là chìa khóa để bổ sung “độ ẩm” cho "vùng kín" trong trường hợp này. Chị em nên tìm hiểu rõ để giải toả căng thẳng và học cách điều chỉnh tâm lý cho chính mình. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể tìm đến bác sĩ tâm thần để có được tư vấn và hỗ trợ hợp lý.
3. Viêm phụ khoa
Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, niêm mạc âm đạo bị tổn thương, giảm tiết dịch có thể dẫn đến chứng khô hạn.
Cách giải quyết: Chị em nên đến bác sỹ phụ khoa khi có bất kỳ dầu hiệu bất thường nào trong tiết dịch âm đạo. Đừng lơ là hay chủ quan khiến chứng viêm trầm trọng hơn, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu nguyên nhân “khô hạn” do viêm phụ khoa, chị em cần được chữa khỏi bệnh, tình trạng viêm tự nhiên sẽ được cải thiện.
Nếu nguyên nhân “khô hạn” do viêm phụ khoa, chị em cần được chữa khỏi bệnh, tình trạng viêm tự nhiên sẽ được cải thiện. Ảnh minh họa
4. Làm sạch quá mức
Một số phụ nữ quá sạch sẽ, thụt rửa âm đạo thường xuyên mà không biết điều này có thể làm thay đổi cân bằng hóa học ở môi trường âm đạo, có thể gây viêm âm đạo, dẫn đến khô âm đạo, làm ảnh hưởng đến cảm xúc tình dục.
Cách giải quyết: Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước là đủ, đồng thời tránh thụt rửa âm đạo làm thay đổi cân bằng hóa học.
5. Kinh nguyệt rất thưa
Những chị em có kinh nguyệt thưa, một năm chỉ khoảng 4 – 5 lần có thể do sự bài tiết hocrmone không thuận lợi cho sự bài tiết dịch nhờn âm đạo, cũng dễ lâm vào tình trạng “khô hạn”. Vì sự bài tiết hormone liên quan đến hoạt động của trục dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng, khi chúng gặp vấn đề không bình thường có thể gây khô âm đạo. Ngoài ra, một số bệnh hiếm gặp của buồng trứng u nang buồng trứng hay buồng trứng đa nang… cũng khiến bài tiết hormone bị ảnh hưởng.Cách giải quyết: Trường hợp này phải được thăm khám cụ thể để có thể xác định nguyên nhân chính xác và lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp