Chữa bỏng: Lấy bông gạc vô trùng tẩm mật ong, bôi vào vết bỏng, chờ khô lại bôi tiếp, bôi khoảng 6-7 lần.
Chữa da khô nẻ: Mật ong 80 mg, mỡ lợn 20, chế hỗn hợp thành kem xoa vào vết nẻ 2-3 lần/ ngày.
Chữa viêm da, mẩn ngứa, nổi mề đay: Mật ong 100ml, kẽm oxyte 10g, bột 20g, chế thành kem mềm bôi 1-2 lần/ ngày lên chỗ da bị viêm.
Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Mật ong 60g hâm nóng uống vào mỗi buổi sáng, 1 lần/ngày. Uống liên tục trong vòng 2-3 tuần hoặc mật ong 60g, cam thảo tươi 10g, trần bì 6g. Nấu cam thảo, trần bì trước, sau đó bỏ vỏ, bỏ bã, hoà thêm mật ong. Ngày uống 1-3 lần.
Chữa chứng mất tiếng: Sau khi ăn vài giờ, dùng nước ấm uống với một thìa mật ong, ngày 2-3 lần, uống vài ngày sẽ khỏi bệnh.
Chữa tưa lưỡi trẻ em: Lá rau ngót 8g, giã nhỏ lấy nước cốt, hoà thêm mật ong. Dùng vải, gạc sạch tẩm nước này và sát nhẹ vài lần vào chỗ tưa.
Chữa thừa cân, béo phì: Hòa mật ong vào trong cốc nước ấm, uống trước bữa ăn khoảng 5-10 phút sẽ giảm cảm giác ngon miệng và ăn ít đi vào bữa chính.
Làm giảm nếp nhăn da mặt: Hàng ngày buổi tối trước khi đi ngủ, rửa mặt bằng nước ấm, xoa mật ong 1-2 lần lên mặt, để khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Cách bảo quản mật ong:
Mật ong nên để nơi khô mát, nhiệt độ tốt nhất 5-10oC trong chai lọ có nút kín để tránh hút hơi nước, làm giảm quá trình lên men, ôxy hóa, chuyển màu sẫm của mật.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai