ảnh minh họa
1. Ăn xong đi ngủ ngay
Con người sau khi đi vào giấc ngủ, hoạt động của các bộ phận có thể đều chậm lại và đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Nếu ăn xong đi ngủ ngay thì ruột và dạ dày lại phải hoạt động, tăng thêm gánh nặng cho các cơ quan này, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon mà còn tổn hại cho sức khỏe.
2. Nói chuyện trước khi đi ngủ
Nói chuyện nhiều trước khi đi ngủ dễ khiến cho não bộ hưng phấn, tư duy hoạt bát, bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
3. Hoạt động trí óc quá nhiều trước khi đi ngủ
Nếu phải học tập hoặc làm việc vào buổi tối, hãy làm từ sớm để trước khi ngủ, não bạn không căng thẳng. Làm việc quá khuya,não bạn sẽ rơi vào trạng thái hưng phấn, vì thế mà mặc dù đã nằm trên giường nhưng bạn khó có thể ngủ ngay. Lâu dần, sự khó ngủ này sẽ dẫn đến những đêm thức trắng.
4. Tinh thần quá xúc động
Cảm xúc hỉ nộ ái ố của con người đều rất dễ ảnhhưởng đến sự hưng phấn hoặc nhầm lẫn của hệ thần kinh trung ương, khiến bạn khó vào giấc ngủ, thậm chí mất ngủ. Do đó trước khi đi ngủ không nên quá vui hoặc quá buồn hoặc lo lắng tức giận, hãy để tinh thần thư thái, như thế bạn sẽ thấy ngủ ngon không khó.
5. Uống trà đặc hoặc cà phê
Trà đặc hay cà phê thuộc loại đồ uống có tính kích thích, chứa chất cafein khiến tinh thần của bạn tỉnh táo, không thể ngủ được.
6. Uống nhiều nước
Caffeine hay rượu đều làm bạn khó ngủ, nhưng uống bất kỳ loại nước nào trong vòng 1 đến 2 tiếng trước khi đi ngủ sẽ làm bạn đi vệ sinh liên tục và làm gián đoạn giấc ngủ. Bạn cũng không nên để mình khát mà đi ngủ, vì có thể lúc nửa đêm bạn phải dậy để uống nước. Nên uống nước hợp lý trong ngày là tốt nhất.
7. Há miệng khi ngủ
Há miệng khi ngủ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus trong không khí dễ dàng đi vào cơ thể, gây bệnh cho bạn. Việc này cũng dễ khiến phổi và dạ dày gặp phải sự kích thích của không khí lạnh và bụi bẩn, dẫn đến nhiều bệnh về hô hấp.
8. Trùm đầu khi ngủ
Người già hay sợ lạnh nên thích trùm chăn kín đầu khi ngủ. Làm như vậy cơ thể sẽ hít vào một lượng CO2 khá lớn do chính mình thở ra, đồng thời thiếu khí oxy bổ sung cho cơ thể, không hề có lợi cho sức khỏe.
9. Nằm ngửa để ngủ
Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên phải, như vậy xương và cơ toàn thân ở vào trạng thái thả lỏng tự nhiên, dễ dàng đi vào giấc ngủ. Nằm ngửa nghĩa là xương và cơ toàn thân vẫn ở trạng thái căng thẳng, không có lợi cho việc loại bỏ mệt mỏi sau một ngày làm việc, còn rất dễ khiến bạn gặp ác mộng do cánh tay để lên ngực khi ngủ.
10. Để ánh đèn chiếu thẳng vào mắt
Khi ngủ dù mắt nhắm nhưng vẫn cảm giác được ánhsáng. Để đèn chiếu vào mắt khi ngủ rất dễ khiến tâm thần bất an, khó vào giấc ngủ sâu, hơn nữa rất dễ bị giật mình tỉnh giấc.
11. Để gió thổi trực tiếp vào người khi ngủ
Phòng ngủ nên đảm bảo không khí lưu thông thoángmát, nhưng không nên để gió thổi trực tiếp vào người. Khi vào giấc ngủ sâu, khả năng thích ứng của cơ thể con người đối với thế giới bên ngoài rất thấp. Nếu để gió thổi trực tiếp vào người, để lâu rất dễ gây cảm lạnh hoặc trúng gió.
12. Tập thể dục nhiều, vận động mạnh
Tập thể dục quan trọng cho sức khỏe, góp phần làm cho bạn ngủ tốt hơn. Vấn đề ở đây là nếu vận động mạnh hoặc thể dục trong vòng 3 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến bạn khó ngủ hơn. Càng không nên tập yoga hay chạy bộ cùng một lúc. Tốt nhất bạn nên để dành những bài tập thể dục ấy vào sáng hôm sau.
13. Đọc những câu chuyện hay
Rất nhiều người thường làm điều này: đọc một cuốn tiểu thuyết thật hay và tự nhủ với bản thân: "Ồ chỉ còn một trang nữa thôi, ráng đọc cho hết". Bất thình lình nhìn lên đồng hồ, đã 2h sáng rồi, và bạn nhớ rằng mình phải thức dậy lúc 6h. Các chuyên gia lý giải, việc đọc một cuốn sách hay, một bài luận hay hoặc một cuốn tiểu thuyết hay trước khi đi ngủ sẽ kích thích hưng phấn khiến bạn khó ngủ hơn. Nên khắc phục tình trạng này bằng cách tìm đọc những quyển sách nhàm chán khiến bạn dễ buồn ngủ hơn.
14. Cãi vã
Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu "Đừng đi ngủ trong trạng thái bực bội". Điều đó hoàn toàn chính xác. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ngủ ngay sau khi cãi vã sẽ duy trì trạng thái đó của bạn cho đến khi bạn thức dậy. Sẽ có hại cho cơ thể chúng ta nếu ngủ trong trạng thái như thế. Đây là cơ chế phòng vệ. Vì vậy, bạn sẽ rất khó ngủ khi vừa xung đột với ai đó. Cách tốt nhất là giải quyết xung đột hoặc giải tỏa suy nghĩ tiêu cực trước khi lên giường đi ngủ.