Bạn cũng có thể giải độc rượu bằng cách dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc
Sả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa. Dùng sả làm gia vị nấu ăn trong mùa đông rất hợp, tốt cho cơ thể.
Sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận, bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric qua đường tiểu bài tiết ra ngoài.
Với những người cao huyết áp, ăn nhiều sả có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Nếu bạn bị đau nhức cơ thể, tinh chất trong sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm, các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bị đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác, hãy uống trà sả để giảm các cơn đau.
Nếu ngày Tết uống nhiều bia rượu, bạn cũng có thể giải độc rượu bằng cách dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén, uống hết. Người say rượu uống vào sẽ nhanh tỉnh, đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
Ngoài ra, bạn có thể dùng sả để trị ho do cảm lạnh, cảm cúm bằng cách: Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, đun sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày. Sả trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi bằng cách: Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 - 6g mỗi loại, nấu nước xông cho ra mồ hôi.