ảnh minh họa
Chị Trang (kiểm toán viên - Cầu Giấy, Hà Nội) đã sống cùng với bệnh xoang 10 năm nay. Mỗi khi thời tiết thay đổi, gặp không khí ô nhiễm, đặc biệt vào mùa đông bệnh lại tái phát khiến chị rất khó chịu. Chị đã nhiều lần đi khám và chữa trị nhưng chưa thể chữa dứt điểm. Theo các chuyên gia, những trường hợp như chị Trang rất phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người đã sống chung với bệnh xoang nhiều năm mà không chữa khỏi dứt điểm.
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang bị viêm, tổn thương (do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra) vì vậy niêm mạc xoang không thực hiện được các chức năng của mình, lâu ngày gây ứ đọng các dịnh nhầy bẩn. Các dịch nhầy này bám vào thành hốc xoang, dần lấp đầy hốc xoang, làm hẹp, tắc lỗ thông xoang dẫn đến viêm nhiễm tạo mủ.
Bất cứ một phương pháp điều trị viêm xoang nào muốn đạt được hiệu quả trước hết phải đảm bảo làm sạch các hốc xoang, dẫn lưu triệt để các dịch nhầy, dịch mủ ra ngoài. Sau đó, phương pháp này phải giúp khôi phục hoạt động của niêm mạc xoang. Đây là một yêu cầu rất quan trọng. Nguyên nhân gây ra bệnh xuất phát từ vấn đề niêm mạc, muốn khỏi được bệnh phải giải quyết vấn đề này. Dù có lấy sạch dịch mủ, nhầy bẩn trong các hốc xoang, nhưng nếu không khôi phục hoạt động của niêm mạc xoang thì quá trình tích tụ các dịch nhầy bẩn mới lại diễn ra, bệnh sẽ tái phát.
Để bệnh viêm xoang không bị tái phát sau điều trị thì mũi xoang bắt buộc phải thông thoáng. Người bệnh thường bị tắc nghẹt mũi, khó thở. Nguyên nhân gây tắc nghẹt có nhiều (nghẹt mũi do niêm mạc bị viêm, phù nề xung huyết, do vẹo lệch vách ngăn, do phì đại cuốn mũi, do pôlip mũi…). Tắc nghẹt mũi do niêm mạc phù nề, xung huyết, do dịch nhầy chảy xuống ứ lại có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên nếu do các nguyên nhân cứng (vẹo lệch vách ngăn quá mức, pôlip mũi quá to, cuốn mũi quá phát…) phải kết hợp với các biện pháp ngoại khoa. Nếu người bệnh bị dị ứng mũi xoang cần phải phòng ngừa tốt bằng cách kiểm soát các nguyên nhân, yếu tố gây dị ứng.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, khi điều trị bệnh cần cố gắng bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu và duy trì chức năng sinh lý bình thường của mũi - xoang. Nếu niêm mạc mũi xoang chưa thoái hóa nhiều, lỗ thông chưa bít tắc thì điều trị nội khoa bằng kháng sinh, kháng viêm co mạch tại chỗ mang lại kết quả tốt. Viêm xoang hàm trên tích mủ nhiều, có thể chọc rửa xoang hàm trên, sau đó bơm kháng sinh vào. Khi điều trị bằng thuốc cần lưu ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về chất lượng, tốt nhất nên có sự tư vấn của chuyên gia.