Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Trẻ thiếu kẽm sẽ chậm phát triển Trẻ thiếu kẽm sẽ chậm phát triển , Người xứ Nghệ Kiev
 

GiadinhNet - Theo BS Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Kẽm là một yếu tố vi lượng vô cùng quan trọng, tầm quan trọng của kẽm đối với cơ thể không kém gì sắt nhưng trên thực tế nhiều người đã không biết đến vai trò của nó.

Trẻ thiếu kẽm sẽ chậm phát triển 1

Thực phẩm giàu kẽm rất cần cho sự phát triển của trẻ. Ảnh: TL

Trẻ bị mày đay không dứt

Cháu Nguyễn Phúc Hưng, con trai chị Thủy (ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) bị mày đay suốt 3 tháng không khỏi. Chị Thủy đưa con đến khám tại một bệnh viện da liễu và được kê thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, thấy con uống thuốc chống dị ứng mày đay không khỏi, chị Thủy vô cùng lo sợ. Sau đó, chị tiếp tục đưa con đến một số bệnh viện khác nhưng kết quả các mẫu xét nghiệm của cháu Hưng đều là âm tính.

Vui mừng khi nhận được kết quả âm tính từ các phiếu xét nghiệm của con nhưng chị Thủy vẫn không hết lo lắng vì vẫn chưa biết nguyên nhân bệnh mày đay của con là gì. Con chị hàng ngày vẫn đối mặt với bệnh mày đay.

Trước khi chị Thủy đưa Hưng đi làm xét nghiệm thì đã có người bạn mách chị nên cho con đi khám dinh dưỡng. Vì nghĩ con bị bệnh mày đay nặng như vậy thì chắc là do một chứng bệnh nghiêm trọng nào đó gây nên, nên chị Thủy đã không nghe. Bây giờ, khi không tìm ra nguyên nhân gì khác, chị Thủy đã đưa con đến Viện Dinh dưỡng Quốc gia với một niềm hy vọng mong manh.

Tại Viện Dinh dưỡng, mới chỉ nghe chị Thủy kể qua bệnh tình của con, cộng thêm những đốm trắng xuất hiện trên móng tay của bé… bác sĩ đã cho biết nguyên nhân bệnh mày đay của cháu Hưng là bị thiếu kẽm và cho đơn thuốc uống trong 2 tháng liền. Sau khi uống hết đơn thuốc, Hưng đã hoàn toàn khỏi bệnh mày đay.

Thiếu kẽm, cơ thể sẽ sản sinh bệnh tật

BS Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Kẽm là một yếu tố vi lượng vô cùng quan trọng. Tầm quan trọng của kẽm đối với cơ thể không kém gì sắt nhưng trên thực tế nhiều người đã không biết đến vai trò của nó.

Trong cơ thể người có 2-3 gr kẽm và có hầu hết trong các loại tế bào và các bộ phận cơ thể nhưng nhiều nhất tại gan, thận, xương, tinh hoàn, da, tóc, móng. Kẽm thẩm thấu vào cơ thể tại phần trên ruột non.

Nếu thiếu kẽm, con người sẽ kém phần năng động, trẻ em chậm phát triển. Hơn 200 phản ứng sinh hóa trong cơ thể được xác định có lệ thuộc vào chất kẽm. Kẽm can thiệp vào chuyển hóa gluxit, protein, axit béo và axit nucleic (một trong những vai trò rõ nhất của nó là tham gia vào chương trình gen trong axit nucleic (tổng hợp gen, sao chép ADN…). Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới tất cả những gì liên quan đến các hoạt động nhân đôi của tế bào, sinh sản, tăng trưởng, liền sẹo, miễn dịch...

Kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormone khác như hormone tăng trưởng, Insulin, thymulin..

Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy vai trò quan trọng của kẽm trong việc ngăn ngừa ung thư cũng như ngăn chặn sự sinh sản của các tế bào bất thường.

Ngoài đặc tính can thiệp vào cấu trúc và hoạt hóa Coenzyme của nhiều phân tử, kẽm là một chất bảo vệ chống ôxy hóa, nó chống lại tác dụng của một vài loại chất độc, kim loại nặng như cadimi và một số chất ô nhiễm khác.

Với sự phát triển của trẻ, thiếu kẽm sẽ dẫn đến một số bệnh liên quan đến chậm cân, bệnh dị ứng, mề đay, viêm lưỡi, nấm lưỡi bản đồ…
 
Trẻ thiếu kẽm sẽ chậm phát triển 2

Bảng chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo lượng kẽm cho cơ thể trẻ ở mọi lứa tuổi. Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Bổ sung kẽm thế nào?

Để điều trị nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ, cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:

1. Loại bỏ nguyên nhân.

2. Điều chỉnh chế độ ăn: Thực phẩm giàu kẽm. Có trong ngũ cốc, rau khô và hạt có dầu nhưng việc hấp thu kẽm qua chế độ ăn cũng khó như hấp thu sắt.

3. Bổ sung kẽm (Zn). Thời gian bổ sung kẽm là từ 2- 3 tháng, căn cứ theo trọng lượng cơ thể. Cứ 1kg cân nặng thì bạn cho trẻ uống từ 0,5-1,5mg Zn nguyên tố (2,5-7,5 mg sulphat Zn hay 3,5-10,5 gluconat Zn). Uống sau ăn 30 phút là thích hợp nhất.

Kẽm rất cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu cơ thể thừa kẽm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tổn thương tế bào gan, thiếu máu, giảm miễn dịch (người ta không dùng kẽm khi bị nhiễm trùng). Do vậy, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua kẽm cho con uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ có những biểu hiện của sự thiếu kẽm, cha mẹ nên đưa con đến khám dinh dưỡng để có phương án điều trị phù hợp.

Những dấu hiệu khi trẻ thiếu kẽm

Dấu hiệu:

- Móng dễ gãy hoặc chậm mọc và có những vết trắng. Da khô (da khô là dấu hiệu gián tiếp gia tăng tính nhiễm trùng).

- Trẻ em chậm phát triển, thấp bé nhẹ cân.

- Tóc xơ cứng, màu tóc chuyển dần từ đen sang vàng.

- Biếng ăn, hay bị viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi bản đồ. Dị thực thức ăn (thích ăn một thứ thức ăn lạ như đất sét, vôi tường, hay cắn móng tay...).

Nhóm người có nguy cơ thiếu kẽm:

Thực tế, có khoảng 80% trẻ em và gần như toàn bộ phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu kẽm. Những nhóm người có nguy cơ bị thiếu kẽm là:

- Trẻ em đang phát triển.

- Phụ nữ có thai.

- Người già.

- Người bị phẫu thuật.

- Người bị đái tháo đường.

- Người uống nhiều rượu, hút thuốc lá...

- Các bệnh nhân bị bệnh đường ruột.

Phần lớn kẽm tồn tại trong cơ thể dưới dạng enzyme của kim loại, một phần kết hợp với protein. Tỷ lệ hấp thu kẽm là 20-30%. Kẽm bài tiết qua phân (5-6 mg), qua nước tiểu (0,5mg), qua mồ hôi (1mcg/1ml), tóc, móng. 

(Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Lâm Vũ


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65181977

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July