ảnh minh họa
1. Đồ ăn chứa nhiều đường
Đường tinh luyện khi vào cơ thể sẽ làm tăng lượng insulin trong cơ thể, thúc đẩy việc lưu trữ chất béo. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm cho cơ thể gặp khó khăn hơn trong việc chống lại vi trùng gây bệnh. "Ở mọi khía cạnh, đường có tiềm năng làm cho chất béo trong cơ thể bạn tăng lên vì nó làm chậm tốc độ trao đổi chất", chuyên gia dinh dưỡng Donovan Grant cho biết.
Trong thực đơn giảm cân, nhiều người khuyên nên bỏ các loại thịt, không ăn thịt sẽ không tăng cân. Điều này đúng nhưng không hoàn toàn, bạn chỉ cần loại bỏ thịt heo ra khỏi thực đơn ăn kiêng là được. Do thịt lợn chứa rất nhiều calo sẽ khiến bạn tăng mỡ bụng nhanh, bạn hãy thay thế bằng các loại thịt gia cầm.
3. Bánh mì
Mức độ men và gluten trong bánh mì có thể dẫn đến việc làm phình bụng và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Thay vì bánh sandwich, hãy chọn một bát súp lớn hoặc salad.
4. Trái cây khô hoặc mứt
Tránh ăn các loại trái cây củ quả đã qua chế biến sấy khô hay làm thành mứt, vì chúng chứa nhiều chất béo làm hỏng vóc dáng của bạn. Tuy nhiên, với trái cây tươi thì hiệu quả ngược lại, nó rất tốt cho sức khỏe và giúp bạn giảm mỡ bụng hiệu quả.
6. Thức ăn đóng hộp
Lối sống hiện đại khiến những loại thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh xuất hiện ngày một phổ biến. Và một điều đáng lưu ý rằng, những loại thức ăn này chính là thủ phạm hàng đầu gây thừa mỡ bụng bởi chúng chứa rất nhiều muối.
Muối sẽ khiến cơ thể bạn không thoát được nước và đó là nguyên nhân khiến bụng bạn không thể nhỏ lại được. Chính vì vậy lượng muối có trong bữa ăn là đã quá đủ đối với cơ thể và không cần phải cung cấp thêm.
Ngoài ra bạn cần chú ý ăn càng ít các loại thức ăn có nhiều muối thì càng tốt.
Nếu muốn ăn các thực phẩm này, bạn nên ăn kèm các loại rau xanh để tăng cường chất xơ.