ảnh minh họa
1. Giả vờ là bạn không bị bệnh
Điều này không giúp ích được gì cả. Bạn không thể bỏ mặc cơn cảm lạnh. Khi bạn bị ốm, bạn cần chăm sóc bản thân. Cơ thể bạn cần thêm năng lượng để chiến đấu với các vi trùng. Nếu bạn cố gắng vượt qua cơn cảm lạnh, đặc biệt là nếu bạn đang bị sốt, bạn sẽ làm chính mình bị suy kiệt. Và điều này sẽ làm bạn cảm nặng hơn.
2. Ngủ không đủ
Ngủ đủ là một trong những chìa khoá cho một hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh. Một nghiên cứu cho thấy là ngủ ít hơn 7 giờ đồng hồ mỗi đêm tăng gấp 3 lần nguy cơ bị cảm lạnh. Nếu triệu chứng cảm lạnh khiến bạn mất ngủ, cố gắng lên giường sớm hơn hoặc có những giấc ngủ ngắn trong ngày. Bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn.
3. Bị căng thẳng
Căng thẳng có thể làm bạn dễ bị cảm hơn. Theo thời gian, mức độ hóc môn gây căng thẳng trong máu cao có thể làm giảm kháng thể của bạn. Hậu quả là bạn bị ốm dai dẳng hơn.
4. Uống nước quá ít
Bạn cần uống nhiều chất lỏng khi bạn đang bị bệnh. Tại sao? Chất lỏng sẽ giúp điều hoà và giúp các xoang thông thoáng hơn. Chất lỏng nào cũng giúp được, tuy nhiên nước, nước trái cây, trà nóng và súp là tốt nhất. Có thể trái ngược với những gì bạn từng biết, nhưng sữa cũng dùng được khi bạn đang bị cảm.
5. Uống rượu bia
Nhiều chất cồn có thể khiến bạn mất nước và làm trầm trọng hoá chứng cảm lạnh. Nó cũng có thể ngăn cản hệ thống miễn dịch và ảnh hưởng đến các loại thuốc trị cảm lạnh mà bạn đang dùng. Cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn, tốt nhất là tránh xa đồ uống có cồn.
6. Lạm dụng thuốc xịt thông mũi
Hãy cẩn thận với thuốc xịt thông mũi. Chúng có thể tốt ở giai đoạn đầu nhưng nếu bạn sử dụng chúng trong ba ngày, chứng nghẹt mũi của bạn sẽ tồi tệ hơn khi bạn dừng sử dụng.
7. Hút thuốc
Những người hút thuốc thường bị cảm lạnh nhiều hơn người không hút. Họ cũng thường mắc những chứng cảm lạnh nặng hơn và kéo dài hơn. Hút thuốc gây hại cho các tế bào trong phổi, khiến bạn vất vả hơn để chống lại cơn cảm lạnh. Nếu bạn đang ốm vì cảm lạnh, đừng hút thuốc và tránh khói thuốc xung quanh.