Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Các thuốc có ảnh hưởng tới xương của bạn Các thuốc có ảnh hưởng tới xương của bạn , Người xứ Nghệ Kiev
 

Nếu bạn bị loãng xương hoặc có nguy cơ bị loãng xương, điều bạn có thể làm là giữ cho xương càng khỏe càng tốt.


Các thuốc có ảnh hưởng tới xương của bạn
ảnh minh họa
 

Ngoài việc tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn và tập luyện, bạn nên biết rằng một số thuốc thân thiện với xương và những thuốc khác có thể có những tác dụng phụ ảnh hưởng tới xương.

Một số thuốc được kê cho để điều trị các bệnh rất phổ biến, như ợ nóng hoặc trầm cảm, có thể tác động tới sức khỏe xương.

Theo bác sĩ Harold Rosen, giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và điều trị loãng xương thuộc Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess ở Boston (Mỹ) “Nếu không cần thiết thì bạn nên ngừng dùng những thuốc đó. Điều quan trọng là nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc”.

Dưới đây là những thuốc ảnh hưởng tới xương của bạn.

1. Thuốc corticosteroid

Loại thuốc steroid này giúp điều trị viêm. Bác sĩ kê đơn chúng để điều trị các bệnh bao gồm viêm khớp dạng thấp, hen, và viêm loét đại tràng.

Một số thí dụ bao gồm:

· cortisone (Cortone)

· prednisone (Deltasone, Meticorten, Orasone, Prednicot)

Bác sĩ Ann Kearns – chuyên gia nội tiết và là nhà tư vấn của Bệnh viện Mayo Clinic ở Rochester - Minn, cho biết: các thuốc steroid này cản trở sự hình thành xương và tăng tiêu xương, khiến dễ bị gãy xương hơn. Tuy nhiên, một số người cần phải dùng những thuốc này. Bà nói “nguy cơ ngắn hạn không phải là vấn đề lớn đối với phần lớn mọi người”.

Loại thuốc viên và thuốc tiêm có hiệu quả nhất, nhưng loại thuốc hít hoặc thuốc bôi lên da có tác dụng phụ ít hơn.

2. Thuốc điều trị ung thư

Nếu bạn bị ung thư vú và đang dùng một số thuốc có ảnh hưởng tới xương, bác sĩ sẽ kiểm soát mật độ xương của bạn và có thể kê đơn thuốc bảo tồn xương.

Một số bệnh nhân ung thư vú dùng thuốc ức chế aromatase. Những thuốc này bao gồm:

· anastrozole (Arimidex)

· exemestane (Aromasin)

· letrozole (Femara)

Những thuốc này nhắm vào aromatase trong cơ thể, làm giảm nồng độ estrogen, làm mờ bệnh ung thư lấy estrogen làm nhiên liệu. Đây là tin tốt đối với bệnh ung thư của bạn, nhưng giảm nồng độ estrogen có thể gây hại cho xương của bạn, vì estrogen làm ngừng tiêu xương. Đó là lý do tại sao các bác sĩ thường khuyên cải thiện thay đổi lối sống như tập thể dục, chế độ ăn giàu canxi và vitamin D, và kê đơn các loại thuốc bảo tồn xương cho những phụ nữ đang dùng thuốc ức chế aromatase.

Nam giới điều trị ung thư tuyến tiền liệt đôi khi được kê đơn liệu pháp kháng androgen. Thí dụ về các loại thuốc này bao gồm bicalutamide (Casodex), flutamide (Eulexin), và nilutamide (Nilandron). Những thuốc này ngăn chặn hoạt động của hormon testosterone, thường làm chậm sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, thuốc có thể làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương, vì vậy bác sĩ có thể khuyên thay đổi lối sống như tập thể dục, cai thuốc lá, giảm uống cà phê, và kê một loại thuốc bảo tồn xương.

3. Thuốc chống trầm cảm

Một số loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm, gọi là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI), có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Thí dụ về các SSRI bao gồm:

· citalopram (Celexa)

· fluoxetine (Prozac)

· paroxetine (Paxil)

· sertraline (Zoloft)

Đó không có nghĩa là bạn không nên dùng chúng. Khi cân nhắc nguy cơ và lợi ích, nên nhớ rằng bản thân trầm cảm có liên quan với sức khỏe xương kém.

Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của SSRI lên sức khỏe xương đã thấy nguy cơ gãy xương cao hơn ở người dùng thuốc. Thí dụ một nghiên cứu cho thấy những người hiện đang dùng các thuốc chống trầm cảm SSRI có nguy cơ gãy xương không ở cột sống nhiều hơn gấp 2 lần so với những người không dùng thuốc SSRI. Một nghiên cứu khác ở phụ nữ có tiền sử trầm cảm cho thấy mật độ xương của phụ nữ dùng thuốc SSRI thấp hơn so với những người không dùng thuốc.

4. Thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản

Nếu bạn bị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, axít trong dạ dày của bạn trào ngược lại thực quản. Bạn có thể dùng thuốc ức chế bơm proton – loại thuốc có thể cần hoặc không cần kê đơn. Thuốc ức chế bơm proton bao gồm:

· esomeprazole (Nexium)

· lansoprazole (Prevacid)

· omeprazole (Prilosec, Zegerid)

Các thuốc ức chế bơm proton không cần đơn bao gồm Prevacid 24HR, Prilosec không cần đơn, và Zegerid không cần đơn.

Năm 2010, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ cảnh báo rằng dùng thuốc ức chế bơm proton liều cao trong thời gian dài có thể dễ bị gãy khớp háng, cổ tay, và cột sống.

Các loại thuốc khác, được gọi là thuốc chẹn H2, để ức chế sự sản sinh axít dạ dày. Các thuốc chẹn H2 bao gồm:

· cimetidine (Tagamet)

· famotidine (Calmicid, Fluxid, Mylanta AR, Pepcid)

· ranitidine (Tritec, Zantac)

5. Thuốc trị bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu gần cho thấy một loại thuốc trị tiểu đường được gọi là thiazolidinedione có tác động tiêu cực đến xương. Thí dụ về các loại thuốc này bao gồm:

· pioglitazone (Actos)

· rosiglitazone (Avandia)

Có nhiều loại thuốc trị tiểu đường khác, do đó bạn và bác sĩ có thể cân nhắc trước khi dùng thuốc.

6. Thuốc bảo tồn xương

Bisphosphonate là loại thuốc điều trị loãng xương. Chúng bao gồm:

· alendronate (Binosto, Fosamax)

· ibandronate (Boniva)

· risedronate (Actonel, Atelvia)

· axít zoledronic (Reclast)

Một số nghiên cứu thấy mối liên quan giữa việc dùng thuốc trong thời gian dài với nguy cơ gãy xương đùi hiếm gặp cao hơn. Nếu người bệnh dùng thuốc bisphosphonate một thời gian dài bị gãy xương đùi hiếm gặp, bác sĩ sẽ đổi sang loại thuốc trị loãng xương khác.

Các loại thuốc dưới đây là những lựa chọn thay thế cho bisphosphonates để điều trị hoặc phòng ngừa loãng xương:

· calcitonin (Miacalcin)

· denosumab (Prolia). Đây là thuốc sinh học làm chậm mất xương.

· raloxifene (Evista)

· teriparatide (Forteo). Đây là loại hormon cận giáp làm tăng hình thành xương.

· Liệu pháp thay thế hormon

Nếu bạn đã dùng thuốc bisphosphonate trong 5 năm, bác sĩ có thể kiểm tra xem liệu bạn có nên tiếp tục, dừng lại, hoặc chuyển sang một loại thuốc bảo tồn xương khác không.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=755538#ixzz2ki7NsoQK 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65170792

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July