Khi bị sổ mũi, ho khan, ho có đờm, tôi chưng tắc với mật ong ngậm nhưng vẫn không giảm nhiều, xin bác sĩ tư vấn cách trị ho mà không phải dùng thuốc Tây.
ảnh minh họa
Trả lời:
Khi sổ mũi, nước mũi có thể chảy xuống và kích thích vùng hầu họng làm bệnh nhân ho. Ho có thể là ho khan hoặc ho khạc đàm trong. Có nhiều cách điều trị ho tùy theo nguyên nhân, nếu sổ mũi kèm ho khan trong bệnh cảnh bị nhiễm siêu vi hay còn gọi cảm cúm, bệnh nhân có thể uống thuốc chống sổ mũi (antihistamine).
Ngoài ra, để cắt cơn ho, bệnh nhân có thể dùng kèm thêm các loại thảo dược dùng các loại cây thảo dược thông dụng để trị ho như:
- Gừng: Từ lâu dân gian đã dùng gừng như một vị thuốc ít tiền và hữu hiệu trong chữa trị các triệu chứng ho thông thường do thời tiết. Nếu ho do nhiễm lạnh, bạn có thể dùng nước sắc gừng với vỏ cam (hoặc quýt) và một ít vỏ quế để uống. Còn ho lâu không khỏi, bạn có thể dùng nước sắc gừng pha với mật ong để dùng.
- Tần dầy lá: Trong những ngày thời tiết trái gió trở trời, tần dày lá rất hợp lý bởi tính năng hạ đờm và chống ho, nhất là các trường hợp viêm phế quản mãn tính, cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khàn tiếng. Bạn có thể nhai vài lá hoặc là giã gần chục lá vắt lấy nước hòa với một chút muối và uống.
- Tràm: Dùng để khử độc, sát trùng do trong thành phần có cineol, eucalyptol có tác dụng sát khuẩn, xoa dịu, long đàm, thông mũi mát họng, giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho. Do có tính kháng khuẩn cao, ức chế virus nên tràm là một cách hiệu quả đề phòng cúm.
- Bạc hà: Chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, chữa nôn mửa không tiêu. Bạc hà có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi. Bạn có thể giã nhuyễn để hít hoặc lấy nước để uống.
Bạn cần phối hợp 4 thành phần thảo dược trên lại để tăng hiệu quả điều trị nhanh. Nếu không có thời gian, bạn có thể đến các hiệu thuốc để tìm mua loại thuốc được chiết xuất từ kết hợp của 4 loại thảo dược trên. Hiện nay, công nghệ hiện đại đã có thể trích ly đủ hàm lượng tinh dầu kết hợp từ 4 loại thảo dược trên thành kẹo ngậm, si rô, hoặc viên nang để tiện lợi sử dụng. Nếu cơn ho của bạn sau 7 ngày tự điều trị không khỏi, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn hợp lý.