1. Cần tây- Thanh tràng, bài độc
Cần tây chứa thành phần hữu ích vượt quá sự tưởng tượng của bạn, bao gồm Folic Acid, Vitamin K, Vitamin C…
Khi ăn rau cần không nên bỏ lá đi, bởi vì trong 100g thân rau cần chứa 1,2gr hàm lượng chất xơ, nhưng trong lá rau cần thì chứa 2,2gr. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng như vitamin C, magiê, se-len có trong lá rau cần cũng cao hơn rất nhiều trong thân cần tây.
Lời khuyên của chuyên gia: Cần tây hơi khó tiêu hóa nên những người bị bệnh về đường tiêu hóa nên ăn ít hoặc khi ăn thì phải nhai thật kỹ.
2. Hạt hướng dương - Giảm táo bón
Hạt dẻ là một loại đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe đã được các học giả dinh dưỡng và chuyên gia sức khỏe công nhận nhưng cũng đừng quên rằng có một loại hạt mà dinh dưỡng của chúng cũng tương đương với dinh dưỡng có trong hạt dẻ mà lại thường gặp và rất rẻ - đó chính là hạt hướng dương.
Hạt hướng dương là một nguồn cấp vitamin E vô cùng quan trọng, một nắm hướng dương là có thể cung cấp được 90% lượng nhu cầu vitamin E của cơ thể.
Ngoài ra, hạt hướng dương còn chứa một số chất khoáng quan trọng như mangan, magie, selen…
Nhưng điều cần chú ý là hạt hướng dương đã trải qua quá trình sấy khi chế biến, ăn nhiều có thể bị nhiệt nóng, những người bị viêm họng, nhiệt khoang miệng thì không nên ăn. Tiếp theo, để sản phẩm có mùi thơm hấp dẫn, khi chế biến người ta có cho thêm hương liệu như ngũ vị hương, bơ, bạc hà… những loại sản phẩm này ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lời khuyên của chuyên gia: Chọn hạt hướng dương nguyên vị. Ngoài ra, hạt hướng dương có chứa chất dầu và chất xơ nên có thể nhuận tràng thông tiện, vì vậy những người bị đi ngoài thì không nên ăn.
3. Dưa dấu - Tiêu nóng, hạ huyết áp
Dưa hấu giá rẻ, là một loại hoa quả giải khát rất tốt. Trong dưa hấu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như beta - carotene, vitamin C, kali, lycopene - chất chống ôxy hóa, chống ung thư… Ngoài ra, dưa hấu là nguồn cung cấp citrulline tự nhiên tốt nhất, ở một mức độ nhất định có thể phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch, còn có thể hạ huyết áp.
Lời khuyên của chuyên gia: Ăn dưa hấu nhất định phải biết khống chế lượng ăn vào. Do dưa hấu là loại ăn sống lại lạnh, ăn nhiều có thể tổn hại đến tỳ vị, những người có chức năng tiêu hóa kém nên ăn ít, đặc biệt là khi đã giữ trong tủ lạnh có thể dẫn đến chướng bụng đi ngoài, chán ăn.
Hơn nữa, dưa hấu còn khá nhiều đường, những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn. Ngoài ra, dưa hấu để giữ trong tủ lạnh tốt nhất không nên quá 12 tiếng đồng hồ, nếu không rất dễ sinh ra vi khuẩn.
4. Tôm - Bảo vệ tim
Không ít người nghĩ rằng trong tôm có chứa cholesterol nên không dám ăn nhiều, thực ra, cholesterol trong thực phẩm này ảnh hưởng không đáng kể đến cholesterol trong máu. Hàm lượng lipit trong tôm rất thấp, hàm lượng protein rất cao, hơn nữa tôm còn là nguồn cung cấp vitamin B12 và omega - 3 bảo vệ tim.
Lời khuyên của chuyên gia: Tôm chứa nhiều protein không dễ cất giữ vì thế nên giữ trong tủ lạnh không quá 2 ngày. Tiếp theo, do trong tôm có thể nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng nên cần phải đun sôi trước khi ăn.
Cuối cùng, những người bị bệnh dị ứng cũng không nên ăn tôm. Người bình thường mỗi lần ăn tôm không quá 2 lạng.
5. Rau xà lách - Cầm máu
Rau lá xanh đậm có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng điều đó không có nghĩa là rau xà lách không có dinh dưỡng. Chỉ 230gr rau xà lách là có thể cung cấp 20% lượng vitamin K cần thiết mỗi ngày của cơ thể.
Rau xà lách có nhiều loại nhưng thường thấy là loại lá dài không cuộn và một loại lá ngắn cuộn. Loại lá dài thường dùng làm sa-lát hoặc ăn sống, loại lá ngắn có thể dùng để xào nấu.
Lời khuyên của chuyên gia: Trước khi ăn nhất định phải rửa sạch từng lá dưới vòi nước chảy. Người có bệnh đường ruột nhất định không được ăn sống để tránh tiêu hóa không tốt.
6. Khoai tây - Bảo vệ tim, giảm huyết áp
Phân tích từ góc độ dinh dưỡng học, khoai tấy chứa chất béo thấp, nhiệt lượng thấp, dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều loại chất chống ôxy hóa.
Kali trong khoai tây rất tốt cho việc hạ huyết áp. Ngoài ra, khoai tây còn tốt cho sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, chỉ cần nấu đúng cách sẽ không bị béo.
Khoai tây là loại củ tốt cho sức khỏe mà hầu hết mọi người đều ăn được do chứa hàm lượng tinh bột cao nên có thể thay thế thức ăn chính. Cách nấu khoai tây cũng rất nhiều, có thể xào, hấp luộc, hầm canh…
Lời khuyên của chuyên gia: Khoai tây không nên rán ngập mỡ, trong quá trình rán không những dinh dưỡng mất đi mà còn sinh ra chất gây ung thư.
7. Kim chi - Chứa lợi khuẩn Probiotic
Những loại dưa muối như kim chi có chứ lợi khuẩn Probiotic độc đáo, có thể giúp duy trì cân bằng vi khuẩn đường ruột. Những vi sinh vật lành mạnh này có lợi cho tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
Không có lợi khuẩn Probiotic, tình trạng sức khỏe đường ruột của chúng ta ngày càng xấu đi, cuối cùng là sinh ra bệnh mãn tính, đặc biệt là đối với bệnh béo phì và dị ứng.
Lời khuyên của chuyên gia: Không nên ăn dưa muối, kim chi trong vòng 2-3 ngày kể từ khi mới ngâm, bởi vì lúc này hàm lượng Nitrite trong đó rất cao, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư ruột.
8. Bỏng gạo - Chống lão hóa
Bỏng gạo làm tại nhà là loại thức ăn vặt tốt cho sức khỏe. Trong bỏng gạo có chứa chất chống oxy hóa phong phú hơn trong hoa quả và rau xanh.
Bỏng gạo không thêm bơ có hàm lượng chất béo thấp, chất xơ cao, trong 900gr bỏng gạo có chứa 5gram chất xơ, là thức ăn vặt đáng được đề xuất.
9. Nấm - Phòng ung thư, chống ung thư
Nấm là nguồn rau xanh duy nhất cung cấp Vitamin D. Nhiều loại hợp chất trong nấm được công nhận là có khả năng nâng cao miễn dịch và hỗ trợ kháng ung thư.
Những loại nấm khác nhau cũng có những tác dụng bảo vệ sức khỏe khác nhau, như nấm hương có thể phòng ung thư, nấm kim châm thúc đẩy phát triển trí não, nấm đầu khỉ hỗ trợ tiêu hóa…. Do đó, ăn nấm nên thường xuyên đổi chủng loại.
Theo Dân trí