Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Mối nguy của chứng nghiện game online Mối nguy của chứng nghiện game online , Người xứ Nghệ Kiev
 

Sự phát triển nhanh mạnh của các trò chơi điện tử trên mạng internet (game online) đã kéo theo hệ lụy rất nặng nề cho nhiều gia đình và toàn xã hội, đó là bệnh nghiện game. Nhiều học sinh, sinh viên vì nghiện game mà bỏ bê học hành, học lực sa sút, sức khỏe suy yếu.


 Nghiện game tuổi học đường là thực trạng đáng báo động.
Nghiện game tuổi học đường là thực trạng đáng báo động.
 

Theo hội đồng khoa học và sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ: người chơi trò chơi trên máy tính quá 2 giờ mỗi ngày, trong thời gian trên 1 tháng được coi là nghiện game online. Một nghiên cứu cho biết, có khoảng 10% số thanh niên từ 15 - 30 tuổi thừa tiêu chuẩn của nghiện game online. Người chơi game thường được gọi là game thủ.

 

 

Hệ lụy nguy hiểm của game online

 

Nhiều nghiên cứu xã hội học cho thấy, game online là nguyên nhân gây đổ vỡ trong cuộc sống; trẻ em chơi game 5 - 6 giờ mỗi ngày sẽ không có thời gian để học bài hay tham gia các hoạt động xã hội. Từ đó dẫn đến hậu quả là người chơi game không thể có được sự phát triển bình thường về mặt xã hội. Thực tế cho thấy nhiều game thủ đã ngoài 20 tuổi nhưng cảm xúc và trí tuệ chỉ như đứa trẻ 12 - 13 tuổi. Những game thủ nhiều tuổi hơn thì thường có các hành động rất liều lĩnh. Họ có biểu hiện coi thường mạng sống của mình và những người khác, coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật.

Các triệu chứng trầm cảm do nghiện game làm cho sức khỏe về thể chất và tâm thần của người nghiện game bị suy giảm nghiêm trọng. Nguy hiểm nhất là ý định tự tử của thanh thiếu niên nghiện game. Có một số game thủ đã chết vì kiệt sức do chơi game liên tục trong nhiều giờ. Mặt khác do tiêu tốn về tiền bạc để chơi game, người nghiện phải tìm mọi cách để có tiền. Vì vậy, khi không có tiền để chơi game, họ có thể trở thành trộm cắp, cướp giật, bán dâm, giết người để có tiền chơi game.

 

Biểu hiện nghiện game online

 

Một người nghiện game sẽ có 2 nhóm triệu chứng:

 

Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy: game thủ thèm chơi game, họ tỏ ra quan tâm quá mức tới game online. Khi phải xa máy tính, họ luôn thèm muốn được chơi game, luôn nói về game, mất tập trung, hay cáu gắt hoặc mất các hứng thú khác. Người nghiện game chơi game liên tục, không nghỉ trong nhiều giờ. Họ dành hết thời gian ngồi trước màn hình tivi hoặc máy tính để chơi game. Khi bị nhắc nhở, họ thường bào chữa là vào mạng để làm việc, tìm thông tin, đọc thư điện tử, hoặc nói dối bất cứ lý do gì để được chơi game. Người nghiện game không có khả năng kiểm soát được thời gian chơi game trên máy tính.
Mối nguy của chứng nghiện game online 2
Tham gia sinh hoạt văn hóa rất bổ ích cho học sinh để phòng tránh nghiện game online.
Chẳng hạn họ dự định chơi game online trong nửa tiếng, nhưng khi đã ngồi vào máy chơi rồi, họ không thể ngừng lại như dự kiến (30 phút) mà chơi game liên tục trong nhiều giờ. Nhiều game thủ đã chơi thâu đêm suốt sáng. Vì dành tất cả thời gian vào chơi game nên người nghiện game không còn mối quan tâm đến các công việc khác; họ bỏ mọi mối quan hệ bạn bè, gia đình, những người trước đây từng rất thân thiết với họ. Học sinh mà nghiện game là không học bài, không làm bài tập lực học sa sút. Trường hợp nặng, game thủ bỏ cả việc vệ sinh cá nhân, không chịu tắm rửa nên người thường hôi hám.
Người nghiện game thường tự dùng thuốc để "điều trị" bệnh chứ không báo cho gia đình biết và không chịu đi chữa bệnh vì sợ không có thời gian để chơi game. Người nghiện game thường dùng thế giới ảo để chạy trốn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thực tại. Người nghiện game online nhất là học sinh thường tiêu tốn nhiều tiền để mua máy tính, màn hình, loa... Họ luôn tìm cách nâng cấp phần mềm, đường truyền để thỏa mãn ham muốn chơi game của mình. Người nghiện game online có trạng thái phấn khích khi chơi game, nhưng sự phấn khích này nhanh chóng chuyển thành thất vọng và trạng thái thất vọng có khi chỉ tồn tại trong lúc chơi game, nhưng cũng có thể tồn tại cả ngày.

 

Nhóm triệu chứng trầm cảm: game thủ có khí sắc trầm, mất hứng thú và sở thích bình thường, mất ngủ, chán ăn và ăn ít. Có biểu hiện rối loạn tâm thần vận động. Giảm sút năng lượng. Họ thường có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi. Trong việc học tập hay làm việc, họ khó suy nghĩ tập trung hoặc ra quyết định. Nguy hiểm hơn nhiều game thủ có ý nghĩ muốn chết và có hành vi tự sát.

 

 

Lời khuyên của bác sĩ giúp điều trị và phòng tránh

 

Điều trị nhằm cắt được hội chứng nghiện game và trầm cảm của người nghiện game online. Quá trình điều trị phải được bác sĩ hướng dẫn và theo dõi. Thuốc có thể dùng là: quetiapin, zosert, clonazepam. Tuy nhiên, sau khi điều trị tấn công để cắt cơn nghiện game thì cần phải điều trị củng cố để chống tái nghiện, đây là công việc quyết định thành bại của cai nghiện game. Điều trị củng cố phải tiến hành đồng thời 2 biện pháp là điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý. Điều trị bằng thuốc vẫn dùng các thuốc trên với liều giảm phù hợp với từng bệnh nhân.
Các liệu pháp tâm lý cần thực hiện là: từ bỏ internet, bệnh nhân bị bắt buộc từ bỏ game online hoàn toàn. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao và hoạt động văn hóa văn nghệ. Đối với các bậc phụ huynh: khi thấy con mình có các dấu hiệu của nghiện game online nói trên, hãy đưa ngay con đi khám ở bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=700684#ixzz2e15TxhcI 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65157640

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July