Do đột ngột thay đổi tư thế vận động đang ngồi, nằm, đứng, cúi lâu, vùng cơ, gân, da bị chèn ép dây thần kinh, khí huyết khó lưu thông, thiếu ô-xy, thừa a-xít lắc-tíc gây tê bì, nặng là chuột rút.
ảnh minh họa
Có hai cách chữa: Cấp cứu thì day các khe rãnh xương mu bàn chân bên vùng mông tê, nhớ tránh đột ngột, khởi động nhẹ, từ từ; và trị tận gốc nên xoa bóp hằng ngày nơi tê bì, rất hiệu quả. Ngồi xe đạp, xe máy, đi tầu xe đường dài dễ lâu tiểu, đau, u xơ tuyến tiền liệt tăng phì đại, ngồi lâu bàn giấy nên tập "nhón đít", tức là một bên mông không chạm ghế, thay bên và tay tì bàn, dướn người về phía trước. Các ngón tay cầm nắm lâu các khớp cứng lại, không vội bẻ gập mà nắn bóp các khớp. Khớp ngón cái tay trái tôi nhiều năm như rời ra, một thầy ngoại cảm bảo có cái "vong ám", tống ra không được. Tôi "tống" bằng Lược vàng đại bổ tửu và đặc biệt ngày ngày luyện "khoái tập ham" trong liệu pháp "ngũ khoái" (ăn vừa - ngủ đủ - tập ham - làm thích - nghỉ vui).
Căn nguyên của chứng này còn là gân cơ bắp quá mệt mỏi, căng thẳng gặp lạnh kéo dài hoặc đột ngột. Không cần thiết phải nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng mà thay đổi vận động, thư giãn giải trí. Dụng cụ Đông y chủ trị lăng giãn từ bên ngoài có nhiều, lại công dụng cụ thể, nên tập hằng ngày.
Chuột rút còn do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, khoáng chất như Ma-giê (Mg), Can-xi (Ca), Ka-li (K), vi-ta-min B6… Chúng là dưỡng chất, cũng là chất xúc tác giúp hơn 300 các en - dim hoạt hóa chức năng duy trì và phát triển bền vững cơ thể; phòng chống rối loạn nhịp tim, run cơ, co giật, trầm cảm, chuột rút…
Cách đây 15 năm, đang hướng dẫn tập luyện dưỡng sinh ở Câu lạc bộ NCT Thanh Xuân Bắc, có mấy cụ từng là vận động viên, võ sư thường chuột rút về đêm, chỉ vài lần là mất ngủ cả đêm, tôi giới thiệu khi tập xong, các cụ ngồi duỗi thẳng chân, ngón tay giữa day mạnh huyệt Hoàn khiêu hai bên mông. Hai bàn tay úp vuốt từ mông tới bàn chân nhiều lần "tống tà khí"… rất tác dụng. Nay chuột rút hai bên cơ bụng dưới, cả lồng ngực và… cổ họng uống, nuốt miếng to là đau, xin tạm "nghĩ": Người vận động, tập luyện cơ bắp nhiều, theo quy luật, tuổi tác làm teo, co, ép, rút, xơ hóa… cơ bắp mà dễ bị chuột rút. Trong tập luyện cùng với những tác động từ bên ngoài - mặt da, xương khớp, còn cần thu, điều, tụ, xả khí chữa bệnh theo các môn pháp dưỡng sinh Đông phương. Mong được trao đổi kinh nghiệm trên Báo Người cao tuổi.