Theo bác sĩ, hóa chất/phóng xạ làm cho bệnh nhân có hiện tượng nôn ói, ăn không tiêu (tiêu chảy hoặc táo bón). Trong trường hợp đó, bệnh nhân phải ăn uống cẩn thận theo một chế độ phù hợp.
Những thức ăn có thể ăn được trong quá trình hóa xạ trị
Theo các chuyên gia, hóa chất/phóng xạ làm cho bệnh nhân có hiện tượng nôn ói, ăn không tiêu (tiêu chảy hoặc táo bón). Trong trường hợp đó, bệnh nhân có thể ăn theo chế độ sau:
Ăn ít, ăn từng chút và chia thành nhiều bữa (5-6 lần), ăn chậm và nhai thật kỹ
Tránh ăn quá ngọt, quá béo, tránh những món chiên xào
Nên lựa những thức ăn dễ tiêu, thức ăn ở nhiệt độ hơi lạnh sẽ dễ tiêu hóa hơn
Không nên nằm ngay sau khi ăn ít nhất 2 giờ, và nếu nôn xảy ra vào buổi sáng thì nên cố gắng ăn thức ăn khô (đối với hóa trị) nhưng nếu bệnh nhân có triệu chứng đau họng thì không cần cố gắng. Khác với xạ trị, bệnh nhân nên sử dụng những thức ăn dạng lỏng
Trước khi hóa trị/ xạ trị vài giờ thì chỉ nên ăn nhẹ
Uống nước cách xa bữa ăn ít nhất là 1 giờ, uống ít, từng chút một, không có đường nhưng có thể dùng nước ép trái cây. Không nên vừa ăn vừa uống.
Nếu bệnh nhân thường xuyên có cảm giác buồn nôn, có thể ngậm một viên thuốc có vị bạc hà hoặc một viên đường nhỏ
Những điều cần làm nếu bệnh nhân xảy ra tình trạng nôn ói khi ăn
Lời khuyên cho bệnh nhân là nên uống nước nhiều. Nước được đun sôi để nguội, tránh uống những thứ nước ngọt có gas và rượu bia. Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như luộc, nấu súp rau củ quả.
Bệnh nhân nên bổ sung dưỡng chất từ các loại thức uống như sinh tố, nước ép, bột ngũ cốc…
Nước sinh tố trái cây rất có lợi cho bệnh nhân ung thư. Hãy sử dụng những loại trái cây mình thích để làm sinh tố, có thể dùng nước ép trái cây hoặc bột ngũ cốc.
Ngoài ra, trong quá trình bồi bổ cơ thể cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cần chú ý chăm sóc bệnh nhân theo nguyên tắc sau:
Dùng những thức ăn dễ tiêu
Không ăn một lần quá nhiều, chia nhỏ từng bữa ăn
Uống nước theo từng đợt, không nên uống một lúc. Đặc biệt là tránh uống nước quá nhiều ngay sau khi ăn.