Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Ðộng vật và côn trùng truyền bệnh viêm hạch Ðộng vật và côn trùng truyền bệnh viêm hạch , Người xứ Nghệ Kiev
 

Viêm hạch tularemia là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Francisella tularensis gây ra. Nhiều loài động vật có vú là nguồn bệnh.


Thể bệnh viêm hạch.
Thể bệnh viêm hạch.
 

Người bị mắc bệnh do lây truyền trực tiếp hoặc do các loài côn trùng đốt. Mùa hè nắng lắm mưa nhiều, côn trùng phát triển nên nguy cơ gây bệnh cho người càng cao.

Động vật và côn trùng lây bệnh cho người

Trực khuẩn đường ruột Francisella tularensis có ở trong đất và nước. Với nhiệt độ 4oC, vi khuẩn sống trong  nước và đất ẩm trên 4 tháng; trong sữa, vi khuẩn sống trên 3 tháng; ở xác động vật chết, vi khuẩn sống được 6 tháng...

Ngoài đất và nước, các loài động vật như: chuột, thỏ, chó, bò, cừu, chim... mang vi khuẩn và thải ra môi trường gây các ổ bệnh tự nhiên. Bệnh từ động vật này truyền sang động vật khác là do ve và các loại côn trùng hút máu gây ra. Người bị mắc bệnh do tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất hay nước bị nhiễm khuẩn qua da lành hoặc da bị trầy xước, qua niêm mạc mắt, hô hấp, tiêu hóa; qua thức ăn, nước uống; qua vết đốt của côn trùng; qua vết cắn của động vật bị bệnh. Tuy nhiên, không thấy lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành hoặc qua đồ vật. Các chất khử khuẩn như lyzol, cloramin... đều diệt được vi khuẩn hiệu quả.

Dấu hiệu của bệnh?

Bệnh viêm hạch tularemia có các thể: hạch, hạch loét, hạch mắt, hạch họng, thể bụng hay thể ruột, thể phổi (viêm phế quản, viêm phổi), thể lan tràn hay thể nhiễm khuẩn huyết.

Thể hạch: do nhiễm khuẩn qua da. Bệnh nhân bị viêm hạch tại nơi vi khuẩn xâm nhập. Sau 2 - 3 ngày, hạch sưng và rất đau, hạch to từ bằng ngón tay tới to bằng quả trứng gà. Có trường hợp sau 1- 4 tháng, hạch mới trở về bình thường. Nhưng cũng có bệnh nhân sau 3 - 4 tháng hạch sẽ hóa mủ, mềm ra và vỡ mủ. Tính chất mủ: tương đối đặc, màu trắng sữa, không có mùi, xét nghiệm mủ có thể thấy vi khuẩn. Sau khi vỡ hạch, liền sẹo rất chậm và để lại sẹo cứng, hay cục xơ. Có thể viêm một hoặc nhiều hạch, hay gặp ở nách, bẹn, đùi. Nếu nhiễm bệnh qua đường ăn uống thì viêm hạch cổ và hạch dưới hàm. Nếu bị nhiễm khuẩn huyết thì viêm hạch ở nhiều nơi, nhưng hạch này thường không to, ít đau và không thành mủ. Khi sưng viêm hạch,  bệnh nhân bị sốt cao, tình trạng nhiễm độc nặng.

Thể hạch loét: xảy ra do nhiễm khuẩn qua da bị sây sát, qua vết đốt của côn trùng như ve, muỗi, ruồi trâu... Sau 1 - 2 ngày, ở vết đốt của côn trùng tạo thành nốt dát, rồi phỏng nước, mụn mủ và tạo thành nốt loét, ít đau, bờ vết loét gồ cao lên và cứng, mặt vết loét phủ một màng sẫm màu, xung quanh trắng. Có thể thấy viêm hạch quanh vết loét.

Thể hạch mắt: xảy ra khi vi khuẩn nhiễm qua niêm mạc mắt, gây viêm kết mạc nặng, gây nốt phỏng và loét niêm mạc, từ đó thoát ra dịch, mủ màu vàng đặc. Vết loét rộng khoảng 0,25cm. Hạch dưới hàm, hạch mang tai, hạch cổ sưng to và đau. Triệu chứng toàn thân nặng, nếu tổn thương cả 2 mắt thì bệnh rất nặng, dễ tử vong vào ngày thứ 6 - 8 của bệnh.

Thể hạch họng: do vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, bệnh nhân thấy đau họng, khó nuốt, họng đỏ, tuyến amidan sưng to, phù nề, trên mặt có phủ màng trắng đục, hoại tử, màng này khó bóc ra giống như màng giả của bệnh bạch hầu, nhưng có điểm khác là không phát triển quá giới hạn của tuyến amidan. Nếu bệnh nhân có sưng cả hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch mang tai, hạch thường hóa mủ và diễn biến kéo dài.

Thể hạch bụng: vi khuẩn xâm nhập cùng thức ăn, gây sưng các hạch mạc treo ruột, kích thích màng bụng gây các cơn đau bụng, buồn nôn và nôn nhiều, chán ăn.

Thể phổi tiên phát: do vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, gây viêm phổi, viêm phế quản. Bệnh nhân có triệu chứng: đau ngực, ho khan... Nếu viêm phổi thường diễn biến kéo dài trên 2 tháng. Bệnh dễ biến chứng giãn phế quản, áp-xe phổi, viêm màng phổi, hoại thư phổi và tạo nên các hang trong phổi.

Thể viêm phổi thứ phát: là biến chứng của bất kỳ thể bệnh nào, do vi khuẩn theo đường máu tới phổi hoặc theo đường bạch huyết tới các hạch khí phế quản và từ đó vào gây viêm phổi hoặc phế quản.

Thể nhiễm khuẩn huyết: hay gặp ở bệnh nhân có thể lực yếu. Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng: sốt 39 - 400C, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, gan và lách to. Tiếng tim mờ, huyết áp hạ, mạch yếu. Sốt kéo dài khoảng 3 tuần. Bệnh nhân xuất hiện hồng ban dày và đối xứng ở tay, chân, giống như đeo “bít tất” ở chân và tay, mặt, cổ, ngực, ban thường hết sau 8 - 12 ngày. Biến chứng viêm phổi, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim... dễ xảy ra.

Chữa trị thế nào?

Bệnh viêm hạch do vi khuẩn gây nên, vì vậy khi phát hiện được bệnh cần dùng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn càng sớm càng tốt. Có thể dùng thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm là: gentamycin, streptomycin, cephalosporin thế hệ 3, rifampycin. Các thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau chống viêm (paracetamol, aspirin...); truyền dịch, giải độc. Nếu thấy hạch vỡ thì rửa sạch và thay băng. Có thể dùng thuốc nhỏ mắt bằng dung dịch kháng sinh, nước muối 9%o.



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=683270#ixzz2c2ph1t00 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66025974

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July