Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Cách sơ cứu ban đầu khi hóc dị vật Cách sơ cứu ban đầu khi hóc dị vật , Người xứ Nghệ Kiev
 

Hóc dị vật, chỉ sau vài phút nạn nhân có thể tử vong do bị bít đường thở. Vì vậy, sơ cứu ban đầu khi hóc là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo cách sơ cứu từ các gợi ý của các chuyên gia dưới đây.


Hình minh họa sơ cứu trẻ khi bị hóc dị vật bằng thủ thuật Heimlich. Ảnh: TL.
Hình minh họa sơ cứu trẻ khi bị hóc dị vật bằng thủ thuật Heimlich. Ảnh: TL.
 

1. Hóc cá rô hiếm gặp

Mới đây, các bác sĩ Khoa Tai-Mũi-Họng (BV Chợ Rẫy) đã cứu được một ca hóc cá rô hy hữu. Nạn nhân là anh Trần Ngọc Khá, SN 1979 ở Long An. Trong lúc bắt được cá rô anh đã ngậm vào miệng, không ngờ con cá vùng vẫy chui tọt vào họng. Sau khi bác sĩ tiến hành phẫu thuật mở khí quản và gắp chú cá rô ra khỏi vị trí thanh quản, anh đã được cứu sống.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, đây là tai nạn hóc dị vật hiếm gặp và may mắn cứu kịp thời. Dị vật đường thở hay gặp là hạt lạc, ngô, hạt dưa, hạt na, hạt chôm chôm, hạt nhãn, mẩu xương, đốt xương cá, đồ chơi… Ở người lớn, dị vật đường thở xảy ra do ăn uống bị sặc, nghẹn, chất nôn trào ngược vào đường thở. Ngoài ra cũng có thể do tai nạn làm cho máu, chất dịch, răng, đất rơi vào đường thở. Cũng có trường hợp nuốt phải đinh, móc câu cá... Khi bị hóc, nghẽn đường thở, người bị nạn thường có những biểu hiện ho sặc sụa, tím tái mặt mày, khó thở do dị vật mắc vào thanh quản. Nhiều trường hợp giãy giụa, mặt đỏ bừng, ngã vật xuống vì thiếu ôxy.

2. Không nên áp dụng cách chữa mẹo

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, khi hóc dị vật cần tránh cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn. Việc móc họng hay dùng vật cứng móc, ngoáy họng sẽ làm trầy xước gây nên những tai biến: Viêm thanh quản, viêm tấy có mủ… Với trẻ nhỏ, nhiều cha mẹ khi thấy con bị nôn ói, sặc lại lấy tay vuốt xuôi. Điều này vô tình làm dị vật chui sâu vào phổi, khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn.

Theo BS Vũ Hải Long - Trưởng Khoa Tai - Mũi - Họng (BV Nhân dân 115, TPHCM), nhiều người khi ăn uống mắc dị vật như xương còn cố nuốt nguyên cục cơm, hoa quả hoặc dùng chiếc lá có cột cọng chỉ để lấy dị vật ra… Điều này sẽ rất nguy hiểm. Dị vật đó thật nhỏ có thể trôi vào thực quản và được đưa ra ngoài theo đường tiêu hóa thì không sao. Còn không may dị vật trôi vào sâu hơn bị mắc lại mà không được lấy ra kịp thời dễ làm tổn thương, viêm, áp xe ở vị trí nó mắc. Hơn nữa, nó có thể chặn toàn bộ đường thở nếu bị mắc lại, khiến nạn nhân ngưng thở.

Những trường hợp hóc vật sắc nhọn như đinh, móc câu… không nên áp dụng cách chữa mẹo trước khi tìm đến cơ sở y tế. Việc chữa trị này khiến vật sắc nhọn có thể chọc vào động mạch chủ gây chảy máu, lúc này để lấy dị vật không chỉ đơn giản là nội soi mà phải tiến hành phẫu thuật rất phức tạp.

 - 2

Con cá rô được lấy ra từ họng bệnh nhân.

3. Sơ cứu bằng thủ thuật Heimlich

Thủ thuật Heimlich là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở và choán gần hết diện tích của đường thở. Nguyên tắc của Heimlich là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài.

Việc sơ cứu khi hóc dị vật vô cùng quan trọng, nếu xử lý đúng cách và kịp thời sẽ không nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không kịp thời chỉ sau 5 phút, dị vật chèn đường thở sẽ dẫn tới ngừng thở, suy hô hấp.... Với vật có hình dáng góc cạnh cần có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng.

* Với người lớn:

Để bệnh nhân đứng, người cúi ra trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay ôm bụng sát trên xương ức dùng cả thân người mình giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên để làm tăng áp lực trong lồng ngực tống dị vật ra. Cần làm động tác nhanh và dứt khoát.

Khi nạn nhân ngã xuống phải lật nghiêng người hoặc nằm ngửa nhưng đầu nghiêng. Sau đó lấy hai bàn tay ấn vào phía trên xương ức thật mạnh từng cái một. Sau mỗi đợt ép dùng 2 - 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra xem dị vật ra chưa.

* Với trẻ nhỏ:

Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay, dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2 xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ lại. Nếu còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần. Trẻ 5 – 7 tuổi thì đặt em bé vắt qua đùi, vỗ 5 cái vào vùng lưng phía sau phía trên ngực.

4. Xử lý khi chỉ có một mình

Theo các chuyên gia, nếu bị nạn khi chỉ có một mình, để đẩy dị vật ra ngoài, bạn hãy tự đẩy ép bụng bằng cách đứng tựa lưng vào tường phẳng. Sau đó, dùng một bàn tay nắm chặt, tì sát phần ngón cái và ngón trỏ vào vùng bụng phía trên, ngay dưới xương ức (lòng bàn tay úp xuống). Lấy nắm tay còn lại đấm mạnh vào nắm tay trên bụng theo chiều từ trước ra sau và từ dưới lên từng cái một. Nếu dị vật chưa ra hãy dùng ghế dựa áp phần bụng phía trên rốn lên bờ trên của tấm tựa lưng. Sau đó dùng sức nặng của thân người gập xuống thành ghế tạo sức ép đẩy không khí từ trong ra, dị vật sẽ bị bắn ra.

Lưu ý, sau các bước sơ cứu nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần đưa nạn nhân đến bệnh viện kiểm tra đề phòng dị vật có thể sót



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=677653#ixzz2bNDBbL5o 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66023295

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July