Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Người nặng tình cây cỏ Người nặng tình cây cỏ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Một điều dễ nhận thấy khi trò chuyện với bác sĩ Phạm Tự Do, ấy là ông luôn say sưa khi nói về niềm đam mê "cây cỏ" mà ông đã lao tâm khổ tứ hơn 30 năm qua.


Đại tá, bác sĩ Phạm Tự Do đang khám cho bệnh nhân.
Đại tá, bác sĩ Phạm Tự Do đang khám cho bệnh nhân.
 

Có thể với nhiều người, đó chỉ là những loài cây vô tri, vô giác, thậm chí cả vô danh nhưng với ông, đó thực sự là những người bạn quý mang tới những công dụng hữu ích.

Câu chuyện giữa chúng tôi và Đại tá, bác sĩ Phạm Tự Do luôn bị ngắt quãng bởi thời điểm này ông đang "bận như con mọn". Vừa làm công việc chuyên môn của một thầy thuốc, ông vừa phải giải quyết mọi việc trong cương vị Phó giám đốc phụ trách hậu cần của Bệnh viện Y học Cổ truyền. Chỉ vào chiếc mũ bảo hộ lao động để trên bàn, ông cười vui: "Mình là bác sĩ kiêm kỹ sư xây dựng, "chỉ huy trưởng" công trình xây dựng khu nhà làm việc 15 tầng của bệnh viện vừa khởi công". Nhưng, giữa những bộn bề lo toan công việc, giữa những trăn trở của một người thầy thuốc, ông vẫn dành cho thơ những cảm xúc giản dị, trong trẻo nhất: "Tôi thèm một ánh trăng quê/ Con đường mòn gót đi về ngày xưa/ Mây chiều sấm chớp gọi mưa/ Đàn gà trong cánh mẹ mơ yên bình"...

Một điều dễ nhận thấy khi trò chuyện với bác sĩ Phạm Tự Do, ấy là ông luôn say sưa khi nói về niềm đam mê "cây cỏ" mà ông đã lao tâm khổ tứ hơn 30 năm qua. Có thể với nhiều người, đó chỉ là những loài cây vô tri, vô giác, thậm chí cả vô danh nhưng với ông, đó thực sự là những người bạn quý mang tới những công dụng hữu ích.

Sinh ra tại quê hương nhãn lồng Hưng Yên, Đại tá, bác sĩ Phạm Tự Do đến với công việc bốc thuốc cứu người rất tình cờ. Từng dự định thi vào Đại học Nông nghiệp sau khi học xong PTTH nhưng rồi nghe lời khuyên của cha - vốn là Công an xã, ông quyết định thi vào Học viện An ninh. Thi khối B, lại đỗ với số điểm cao nên Phạm Tự Do được gửi sang học y khoa tại Học viện Quân Y để á về phục vụ cho ngành. Ký ức về người em trai ốm đau quặt quẹo từ nhỏ mà Phạm Tự Do phải thường xuyên đưa đi bốc thuốc đã khiến ông rất vui khi nhận được quyết định này. Ông đã nghĩ rất giản dị, người thân hay ốm thế, gia đình mình có người làm nghề y thì thật tốt.

Tình yêu của Phạm Tự Do đối với lĩnh vực đông y chỉ thực sự bắt đầu khi ông được tặng cuốn sách "Các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Giáo sư Đỗ Tất Lợi. Cuốn sách quý và hiếm này đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của chàng sinh viên Phạm Tự Do trong những ngày ngồi trên giảng đường đại học. Và rồi, một cơ duyên nữa khi Phạm Tự Do tốt nghiệp Đại học là ông được phân công về công tác tại Phòng Y học Cổ truyền của Cục Y tế (Bộ Công an). Ở đây, ông được trực tiếp học hỏi từ lương y Đồng Văn Sòi - một cán bộ Công an Sơn La, người có nhiều bài thuốc quý và được đánh giá là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho Bệnh viện Y học Cổ truyền hiện nay.

Đại tá, bác sĩ Phạm Tự Do tâm sự, vốn sinh ra ở nông thôn, ông hiểu hơn ai hết nỗi vất vả, sự khó khăn của người nông dân. Theo nghề đông y, ngoài tình yêu, còn là mong muốn được giúp đỡ cho những người nông dân chân lấm tay bùn có thể chữa khỏi nhiều bệnh mà không tốn nhiều tiền. Đó là cách để ông tri ân, trả nợ tình quê hương đã nuôi dưỡng mình trưởng thành. Niềm hạnh phúc nhất của bác sĩ Phạm Tự Do là chứng kiến những bệnh nhân của mình thoát khỏi sự hành hạ của bệnh tật. Như trường hợp một bệnh nhân nữ bị chứng đau đầu mất ngủ kéo dài triền miên. Chị tới gặp ông trong tình trạng mắt thâm quầng, người mệt mỏi, nóng bức khó chịu. Trước đó, có bác sĩ tây y chẩn đoán chị bị viêm xoang và cho tiêm kháng sinh liều cao tới 10 ngày nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Nghe chị kể bệnh, bằng kinh nghiệm của mình, ông biết chắc chị mắc chứng "âm hư hỏa vượng". Sau khi uống 5 thang thuốc ông kê, các triệu chứng khó chịu của chị nọ đã dứt hẳn.

Bác sĩ Phạm Tự Do vẫn nhớ như in lần chữa bệnh cho một bà mẹ liệt sĩ neo đơn. Cụ bị viêm da dị ứng đã lâu nhưng không có điều kiện đi viện nên bệnh ngày càng trầm trọng. Ông bảo, không bao giờ quên được cảm giác xót xa khi lật áo thăm khám cho bà cụ. Ông nhói lòng khi nhìn thấy dưới tà áo là mảnh lá chuối cụ lót để ngăn cách với da. Hóa ra, cụ lót lá chuối để tránh cho nước từ những chỗ lở loét không dính vào áo gây đau đớn. Chỉ bằng những dược liệu quen thuộc, những thang thuốc ông cắt đã giúp cho căn bệnh viêm da của bà cụ được chữa khỏi hoàn toàn. Hay có lần về quê, ông bắt gặp người hàng xóm đau bụng dữ dội mấy ngày chưa khỏi. Hỏi nguyên nhân được biết do vị này đi làm gặp mưa, bị nhiễm lạnh. Ông bảo người nhà lấy củ gừng nướng thơm, đổ chút rượu vào đun lên chắt lấy nước uống. Chỉ qua nửa ngày dùng thuốc, người bệnh đã ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Hơn 30 năm làm nghề, với bác sĩ Phạm Tự Do đó là những tháng ngày tự mày mò đổ mồ hôi công sức trong vườn dược liệu để sưu tầm, bảo tồn những cây thuốc quý. Với ông, không niềm vui nào sánh bằng khi phát hiện ra công dụng chữa bệnh của một loại cây nào đó. Có một thực tế mà ông luôn trăn trở là nguồn dược liệu đang ngày càng cạn kiệt, nếu không biết bảo tồn chúng ta sẽ mất đi nguồn tài nguyên quý giá này. Mỗi khi có điều kiện đi các địa phương, ông đều dành thời gian để tìm những giống dược liệu quý đưa về trồng, tự nghiên cứu cách chăm sóc, nhân giống. Đến đâu, ông cũng tập trung vào cây cỏ đến mức mọi người trêu đùa là "ngẩn ngẩn, ngơ ngơ". Nhưng chính những phút "ngẩn ngơ" với cây cỏ ấy đã giúp ông phát hiện ra nhiều dược liệu quý phục vụ cho y học như việc tìm ra cây mặt quỷ ởã Nghệ An có tác dụng tiêu độc, chữa dị ứng, cây xương khỉ (bìm bịp) mọc nhiều ở vùng núi Tây Bắc có khả năng chữa đau dạ dày rất tốt, cung cấp giống cây hà thủ ô cho Viện Dược liệu Trung ương... Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu cấy ghép thành công cây tầm gửi trên cây dâu. Đây là một loại thuốc quý nhưng rất hiếm nên trước đây ta phải nhập từ nước ngoài với giá thành đắt đỏ và cũng không yên tâm về chất lượng.

Lăn lộn với phong trào tuyên truyền việc trồng cây thuốc nam trong ngành Công an, một trong những dự án mà bác sĩ Phạm Tự Do dành nhiều tâm huyết là mang cây thuốc về trồng tại các trại giam. Đi công tác nhiều tại các trại giam, ông nhận ra rằng, các trại giam thường có diện tích rộng, sức người lớn. Nếu triển khai được phong trào này, không chỉ cung cấp nguồn dược liệu quý, mang lại giá trị vật chất mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc chữa bệnh ngay tại chính đơn vị đó. Đại tá Phạm Tự Do đã đề xuất hướng dẫn trại giam Ba Sao (Hà Nam) trồng thành công 2 ha cây trạch tả. Đây là loài thuốc quý có công dụng bổ thận, tiêu mỡ, chống các rối loạn chuyển hóa lipit… Từ trại giam Ba Sao, phong trào này còn lan sang các trại giam khác như  trại giam Suối Hai (Hà Tây cũ) và trại giam Yên Hạ (Sơn La)...

Để thỏa mãn niềm đam mê nghiên cứu, bảo tồn những giống dược liệu quý hiếm, bác sĩ Phạm Tự Do có một mảnh vườn cho riêng mình ở quê nhà. Ngoài thời gian làm việc ở bệnh viện, ông lại về quê, hòa mình cùng cây cỏ. Ông bảo: "Ở bệnh viện thì mặc blu trắng thế này thôi nhưng về đến vườn, tôi cuốc đất, tưới cây không khác người nông dân". Đến mức, nhiều bà con gặp ông thắc mắc: "Sao bác sĩ phải lọ mọ thế". Nhưng ít ai biết rằng, với ông, nghiên cứu, chăm sóc cây thuốc là tình yêu, là niềm đam mê bất tận, dù công việc ấy chưa bao giờ dễ dàng, nhàn tản. Với ông, một nguyên tắc bất di bất dịch khi chăm sóc dược liệu là không được phép sử dụng bất kỳ một loại hóa chất hay thuốc trừ sâu nào. Chính vì thế, cứ rảnh ra là ông lại về quê bắt sâu chăm sóc cho cây. Kinh nghiệm trồng dược liệu hay việc dùng thuốc đều được ông chia sẻ với các bác sĩ trong bệnh viện và trên diễn đàn bacsi.com mà ông là thành viên.

Bận rộn là thế nhưng điều giúp bác sĩ Phạm Tự Do luôn giữ được cân bằng, giữ được niềm đam mê không mệt mỏi trên hành trình chữa bệnh cứu người chính là những vần thơ. Yêu văn nghệ từ nhỏ, sau này, ông làm thơ xuất phát từ mong muốn giản dị rằng những vần thơ của mình giúp cho đồng nghiệp đỡ căng thẳng trong mỗi cuộc họp ở đơn vị. Thế rồi, chính những vần thơ trở thành cầu nối để ông có điều kiện trò chuyện, giao lưu với các nhà văn, nhà thơ. Những cảm xúc giản dị, chân thực về tình quê, tình nghề và tình đời của ông - một thầy thuốc Công an đã đến với bạn bè, đồng nghiệp trong tập thơ "Giấc mơ áo trắng" (NXB Hội Nhà văn). Thơ ông là nỗi niềm đau đáu của một người con xa quê hương, là nỗi nhớ về mẹ, về mảnh vườn, về tiếng gà trưa, là tâm sự của người cha dành tặng cho con gái khi biết con quyết định nối gót cha theo ngành y: "Trên cánh đồng xanh, trên núi trên đồi/ Mỗi bước con đi hoa chào lá gọi/ Người dược sĩ đôi chân không mỏi/ Hạnh phúc nào hơn cây thuốc cần tìm". Đồng nghiệp ưu ái gọi ông là nhà thơ nhưng ông chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ cả. Với ông, cùng với cỏ cây, thơ là nơi ông được trút bầu tâm sự, chia sẻ những điều sâu kín. Ông bảo, mỗi khi nghĩ ra được một câu thơ hay, một tứ thơ độc đáo cũng hạnh phúc như tìm ra được một phương thuốc hay. Và, một niềm hạnh phúc của ông là bài thơ "Về Hương Sơn" được treo trang trọng tại Khu tưởng niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Dù với nghề y, ông đã tận hiến và nhận được những danh hiệu cao quý như Thầy thuốc Ưu tú, giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông nhưng có lẽ tâm nguyện lớn nhất, mục đích cao quý nhất của cuộc đời mà ông gửi gắm qua thơ vẫn là "Thuốc hay để lại ngàn phương/ Công danh phú quý khói sương phủ màn" (bài "Viếng mộ Hải Thượng Lãn Ông").

 



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=663664#ixzz2ZryZXEwz 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66010550

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July