Cụ thể, bãi bỏ giá của 4 dịch vụ khám bệnh, 8 giá ngày giường bệnh, 703 dịch vụ kỹ thuật...
ảnh minh họa
Chiều 2/5, tập thể UBND TP Hà Nội đã cho ý kiến về Tờ trình của liên ngành Y tế - Tài chính - Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố về việc phê duyệt Đề án "Điều chỉnh giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) áp dụng cho cơ sở y tế công lập thuộc thành phố".
Theo đó, liên ngành Y tế - Tài chính - BHXH đề nghị điều chỉnh và quy định tạm thời giá của 819 dịch vụ. Cụ thể, bãi bỏ giá của 4 dịch vụ khám bệnh, 8 giá ngày giường bệnh, 703 dịch vụ kỹ thuật... tại Quyết định số 6889 của UBND TP. Điều chỉnh và quy định tạm thời giá 5 dịch vụ khám bệnh, 9 giá ngày giường bệnh và 805 dịch vụ kỹ thuật, trong đó có 99 dịch vụ kỹ thuật mới.
Về lộ trình, từ ngày 1/8/2013 thực hiện 75% mức giá quy định tại Thông tư 04-2012. Từ ngày 1/1/2016 thực hiện mức giá 100% quy định tại Thông tư 04 và Nghị định 85 của Chính phủ. Đối tượng áp dụng là các cơ sở y tế công lập thuộc thành phố có chức năng KCB gồm: Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố; trung tâm chuyên khoa, bệnh viện đa khoa tuyến huyện; các phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh và các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Lưu Thị Liên, toàn thành phố hiện có 41 bệnh viện công lập, 49 phòng khám đa khoa, 577 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Khung giá dịch vụ y tế hiện nay của các bệnh viện thực hiện theo Quyết định 6889/2008 của UBND TP, xây dựng trên cơ sở tính giá từ thời điểm cách đây 18 năm. Vì vậy, khung giá thu một phần viện phí hiện nay không còn phù hợp; cơ cấu giá không phản ánh đúng chi phí tối thiểu cho việc sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư cần thiết để thực hiện các dịch vụ y tế, gây khó khăn cho các cơ sở y tế trong cân đối kinh phí KCB, ảnh hưởng tới quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT.
Việc điều chỉnh khung giá dịch vụ KCB của Hà Nội là hết sức cần thiết, bảo đảm thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế trong cả nước. Cơ bản tán thành với tờ trình của liên ngành, nội dung được một số đại biểu quan tâm đề nghị làm rõ là những tác động của tăng giá đối với quỹ BHXH, cần so sánh việc tăng giá giữa Hà Nội với các địa phương lân cận và các bệnh viện TƯ trên địa bàn để người dân hiểu mức độ tăng giá.
Việc điều chỉnh khung giá dịch vụ KCB của Hà Nội là hết sức cần thiết, bảo đảm thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế trong cả nước. Cơ bản tán thành với tờ trình của liên ngành, nội dung được một số đại biểu quan tâm đề nghị làm rõ là những tác động của tăng giá đối với quỹ BHXH, cần so sánh việc tăng giá giữa Hà Nội với các địa phương lân cận và các bệnh viện TƯ trên địa bàn để người dân hiểu mức độ tăng giá.
Cùng ngày, tập thể UBND TP đã cho ý kiến vào một số dự thảo quyết định, nghị quyết về cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa Điều 12 Luật Thủ đô quy định về phát triển GD-ĐT giai đoạn 2013-2015; cụ thể hóa Điều 11 Luật Thủ đô về ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa; danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô