Đất ở móng tay nhiều hay đất ở quả địa cầu nhiều? Câu chuyện thấm thía giữa Đức Phật và đệ tử về sự quý giá của thân người.
Ảnh minh họa về Đức Phật
Quý trọng thân người
Sinh thời, có lần Đức Phật khơi một chút đất dính từ đầu móng tay, hỏi: Đất ở móng tay nhiều hay đất ở quả địa cầu nhiều? Nghe vậy, các tỳ-kheo đáp: Đất trong quả địa cầu nhiều, đất ở đầu móng tay có là bao. Lúc đó, Đức Phật nói: Chúng sinh khi từ bỏ thân người rồi trở lại thân người cũng ít như đất trong đầu móng tay vậy, còn sinh vào các cõi khác như ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục,… thì nhiều như đất quả địa cầu.
Ngày nay, việc các nhà ngoại cảm có thể tiếp xúc với các vong linh không hề hiếm. Điều này cho thấy, sau khi chết, rất có thể nhiều người khi chết đi không thể hoặc chưa thể tái sinh làm người được, mà phải sống dưới những hình thái khác. Muốn sinh ra làm người không dễ nếu không đủ phước báu nhân duyên. Vì thế mới có câu: Thân người khó được, Phật pháp khó nghe.
Thân người quý vì không dễ gì có được, quý vì nhờ nó mà tu hành thoát khổ. Thân người quý báu, khó có được vì thế chúng ta cần phải biết quý trọng cơ hội làm người. Trong Ngũ thừa phật giáo có khuyên răn chúng sinh cần làm điều thiện để được tái sinh làm người sau khi đời này chấm dứt. Theo đó, chúng ta phải tu tập các hạnh lành, siêng làm việc thiện như cúng dường tam bảo, bố thí, phóng sinh, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, sống tình nghĩa với anh em, bạn bè, làm việc tốt cho xã hội,… để tạo phúc cho đời này và đời sau.
Một khi mất thân người khó mong tìm lại được. Nên những người xem thường thân mạng mình, không biết quý trọng bản thân và làm tổn thương người khác đều đáng bị chê trách, lên án. Những người có hành vi tự tử, giết người, gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng người khác như sử dụng các chất gây nghiện, đua xe, lái xe cầu thả,… đều đáng bị lên án.
Đức Phật cũng dạy, dù là người xuất gia hay người có ý hướng thiện, cải tạo xã hội đều phải biết quý trọng thân người, lấy nó làm phương tiện rèn luyện để làm những việc mang lại lợi ích cho người khác, cho cộng đồng.
Anh Thắng, một doanh nhân am hiểu về các triết lý Phật giáo cho biết, tu tập bắt đầu từ bốn điều: tin vào nhân quả, hiểu về vô thường, hiểu về sự không toại nguyện trong cuộc đời này và điều cuối cùng: biết quý trọng thân người mình đang có. Con người không nên vì cái thân mà tạo nghiệp khổ, những cũng không nên xem thường lợi ích của cái thân, bởi nó là phương tiện để tu hành.
Đức Phật siêng đi bộ
Khẳng định sức khỏe là món quà lớn nhất của đời người, sinh thời Đức Phật xem việc đi bộ là một phần quan trọng của cuộc sống. Mỗi ngày ngài đi bộ một khoảng cách đáng kể.
Khi có người nào cần được giáo hóa, Đức Phật đi bộ đến hóa độ nếu không cần thiết dùng đến thần thông. Ngài cũng khuyến khích các đệ tử của mình hãy đi thuyết pháp bằng đôi chân của mình. Các vị tỳ kheo cũng thường đi bộ khất thực trong các làng vào buổi sáng sớm.
Thiền Phật giáo cũng gắn liền với việc luyện thân thể, bao gồm việc chú tâm trong lúc đi bộ.
Thật thú vị là sau khi thành đạo Đức Phật đã dành cả một tuần lễ, sử dụng khoảng không gian dưới gốc Bồ Đè và đi vòng tròn từ hướng đông.
Bệnh là quà tặng
Trong số các đệ tử của Đức Phật có Tôn giả Bakkula là người may mắn có được sức khỏe tốt. Ngài được tôn kính cũng bởi là người đứng đầu về sức khỏe, vì trong kinh nói rằng, ở những kiếp trước vị tôn giả này năng đi chữa bệnh cho chúng sinh và còn tặng thuốc men cho họ.
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là những người ốm đau bệnh tật ở kiếp này không được quý trọng. Trang langmai.org dẫn lời thầy Thích Chân Pháp Đăng cho biết, bệnh đúng là một ân sủng, một món quà, báo động cho mình biết trân quý cuộc đời. Bệnh tật là cơ hội giúp chúng ta thay đổi nếp sống.
Tượng Phật nằm trên núi Tà Cú (Bình Thuận) xác lập kỷ lục châu Á.
Theo kinh sách để lại, Đức Phật là minh chứng điển hình cho thấy việc sống cùng thiên nhiên rất quan trọng với sức khỏe. Để ý dáng nằm nghỉ của Đức Phật, ngài nằm nghiêng về bên phải, tay phải đặt dưới đầu, tay trái để thẳng trên thân người. Điều này cho thấy, tư thế đúng khi ngủ rất quan trọng với sức khỏe con người.
Trong thiền Phật giáo, kiểm soát hơi thở ra vào là một bài tập rất có lợi cho sức khỏe cả thân lẫn tâm. Nhà Phật cũng lưu ý cần cẩn trọng khi lựa chọn thức ăn và nên ăn vừa phải.
Nước uống cũng là một nhân tố thiết yếu trong cuộc sống con người.
Nước uống cũng là một nhân tố thiết yếu trong cuộc sống con người.
Bên cạnh việc ăn uống, để có sức khỏe tốt Đức Phật dạy chúng ta phải sắp xếp lịch sinh hoạt hàng ngày đều đặn. Thời khóa của Đức Phật chia làm năm phần: tập thể dục bằng đi bộ, tắm rửa, nghỉ ngơi, thời gian giảng dạy và thiền định. Ngài cũng xem tinh thần là nhân tố tích cực trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh.