Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Hành trình gian nan của các bé không có nụ cười Hành trình gian nan của các bé không có nụ cười , Người xứ Nghệ Kiev
 

Gương mặt sáng và đôi mắt trong veo cũng không thể đem lại nụ cười thiên thần cho bé Phan Gia Phúc 7 tháng tuổi, đến từ Quảng Trị.


Bác sỹ kiểm tra sức khỏe trước khi phẫu thuật cho trẻ bị khe hở môi, hàm ếch. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Bác sỹ kiểm tra sức khỏe trước khi phẫu thuật cho trẻ bị khe hở môi, hàm ếch. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
 

Chị Nguyễn Thị Hằng - mẹ bé Gia Phúc mỗi lần nhìn con lại nghẹn ngào: "Tôi chỉ ước mong sao cho cháu có nụ cười được vẹn nguyên!".

Những em bé không có nụ cười

Bế đứa con 7 tháng tuổi trên tay, chị Nguyễn Thị Hằng cho biết, chị sinh bé đầu bình thường, nhưng đến bé thứ hai thì ngay từ khi "lọt lòng" đã bị sứt môi nặng.

Khuôn mặt của bé Phúc khiến ai nhìn thấy cũng thương cảm, xót xa khi bờ môi trên với những vết lồi lõm, khuyết thịt. Môi bé thông thẳng với mũi. Thêm vào đó, cục thịt thừa lồi lên phía môi trên làm cho khuôn mặt bé trở nên biến dạng, khó khăn ngay cả trong việc tưởng chừng đơn giản nhất là ăn uống.

Chị Hằng cho hay: “Do bé bị dị tật ở môi nên việc ăn uống rất khó. Bé hay bị sặc khi ăn do miệng thông với mũi, tiếng thở thường xuyên trong tình trạng khò khè.”

Không chỉ riêng bé Phúc, mà rất nhiều bé khác cũng trong cảnh ngộ đi tìm lại nụ cười trọn vẹn. Trong những ngày đầu tháng Ba, Bệnh viện Việt Nam-Cuba và Tổ chức phẫu thuật nụ cười Việt Nam (Operation Smile) đã tiến hành khám, phẫu thuật miễn phí cho các em nhỏ bị dị tật khe hở môi, hàm ếch.

Trong phòng khám chỉ rộng hơn hai chục mét vuông, mới đầu buổi sáng đã chật ních người. Gần 100 em bé bị sứt môi, hở hàm ếch từ khi mới sinh ra trên khắp mọi miền của đất nước được các gia đình đưa về đây với hy vọng tìm lại nụ cười trọn vẹn.

Đưa các cháu bé bị sứt môi, hở hàm ếch đến đây phẫu thuật đa phần là những gia đình nghèo. Cái nghèo về kinh tế là một trong những nỗi trăn trở của không ít bậc làm cha mẹ. Thêm vào đó, gánh nặng về tâm lý luôn thường trực nỗi lo những đứa con không được lành lặn cũng khiến không ít cha mẹ đau lòng.

Nghiệt ngã hơn nữa là những khiếm khuyết đã không cho các em có được một nụ cười tươi tắn từ khi mới sinh ra. Do bờ môi bị khuyết thịt nên miệng các em lúc nào cũng hở toang toác, không khép kín được, bất kể khi bé thức hay ngủ.

"Nín đi con! Mẹ thương, ngoan để bác sỹ khám, để có nụ cười nhé." Lời mong mỏi của một người mẹ gầy gò trong lúc ngồi chờ đến lượt đưa con khám bệnh nghe buồn đến da diết.

Người phụ nữ có dáng vẻlam lũ ấy là Dương Thị Huệ đến từ Kỳ Anh, Hà Tĩnh.Chị Huệ có khuôn mặt rám nắng, cũng bị sứt môi. Dù nói ngọng nhưng chị vẫn cố vo tròn miệng để nựng con bằng những lời đầy âu yếm, chan chứa thương yêu.

Chị Huệ trải lòng: “Cuộc đời mình đã thấm thía những hậu quả của việc bị sứt môi. Mình không muốn con gái sẽ phải theo những bước đường đầy gian khó đó.”

Với một niềm hy vọng lớn lao, chị Huệ bày tỏ niềm vui khi con được phẫu thuật miễn phí để tuổi thơ và cuộc đời bé bớt khó khăn.

Hành trình gian nan

Chị Hằng cho hay, chị có bị cảm cúm trong ba tháng đầu khi mang thai bé Phúc. Sau này bác sỹ phân tích rằng có thể lần cảm cúm đó là một trong những nguyên nhân khiến bé bị dị tật.

Không chỉ riêng chị Hằng, có rất nhiều người mẹ có con sinh ra bị sứt môi, hở hàm ếch đều cho hay họ có bị cảm cúm trong khi mang thai. Chị Phạm Thị Thao (31 tuổi) ở Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương tâm sự, khi mang bầu sang tháng thứ năm chị có bị ốm và sốt. Sau đó chị phải dùng thuốc. Khi bé trai nhà chị sinh ra đã bị sứt môi, hở hàm ếch. Từ đó, chị lúc nào cũng cảm thấy bị giày vò, ân hận vì không mang đến cho con một cơ thể lành lặn.

Bác sỹ Nguyễn Thanh Thái, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình-Hàm mặt Bệnh viện Việt Nam-Cuba cho biết, hầu hết các bà mẹ sinh ra những đứa trẻ bị khe hở môi, hàm ếch từng mắc các bệnh trong ba tháng đầu mang thai như cảm cúm, ốm, sốt, rubella… Một số trẻ khác bị sứt môi, hở hàm ếch có thể dogen di truyền trong gia đình hoặc bị ảnh hưởng do người mẹ hút thuốc, uống rượu.

Bác sỹ Thái nhận định, trong các dị tật vùng hàm mặt thì sứt môi và hở hàm ếch là dị tật thường gặp ở trẻ. Những em bé bị khe hở môi hay bị viêm nhiễm đường hô hấp và có thể gây ra biến chứng nặng hơn như viêm phổi.

Trẻ bị khe hở môi càng để lâu sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gặp khó khăn về vấn đề ăn uống, phát âm và dễ bị nói ngọng. Thêm vào đó, trẻ bị khe hở môi dẫn đến khe hở răng, gây rối loạn trong việc mọc răng, nhất là vùng răng cửa hàm trên, làm cho xương hàm trên kém phát triển hơn hàm dưới. Nếu không được phẫu thuật, trẻ bị khe hở môi, hàm ếch đến tuổi trưởng thành, khung xương hàm trên như hình lưỡi cày, bị móm.

Bác sỹ Thái cho hay: "Dù tình trạng trên không ảnh hưởng đến bộ não của trẻ nhưng khi lớn lên, trẻ có thể mặc cảm, thiếu tự tin vì nhận ra sự khiếm khuyết trên gương mặt của mình. Vì vậy, với những em bé này, việc phẫu thuật càng sớm, từ 4-6 tháng tuổi là hợp lý để cải thiện tốt nhất khả năng ăn uống,  nói và cấu tạo khuôn mặt."

Đặc biệt, những cháu bé khe hở môi, hàm ếch bẩm sinh phải có kế hoạch phẫu thuật, điều trị xuyên suốt. Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, các em phải trải qua ít nhất 6 đợt phẫu thuật mới có thể trở lại được bình thường. Do quá trình điều trị khá dài, chi phí tốn kém nên nhiều trẻ không có điều kiện đến các trung tâm để được tư vấn điều trị mà chỉ thuần túy là vá, đóng lại khe hở môi để giúp trẻ có thể ăn uống được, đỡ bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Theo thông tin từ Tổ chức phẫu thuật nụ cười Việt Nam, tại một số nước trên thế giới, tỷ lệ trẻ sinh ra bị tật sứt môi - hở hàm ếch là 1/1.000. Ở Việt Nam, trung bình cứ 500 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị khe hở môi, hàm ếch và dị tật hàm-mặt. 

Theo các chuyên gia về y tế, sở dĩ tỷ lệ dị tật sứt môi-hở hàm ếch ở Việt Nam cao hơn mức trung bình của thế giới là do các điều kiện dẫn đến nguy cơ cao hơn, trong khi việc dự phòng lại không bằng các nước tiên tiến.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, khi mang bầu người mẹ nên hết sức chú ý đến vấn đề sức khỏe, nên thăm khám thường xuyên để tránh sinh ra những em bé bị dị tật bẩm sinh 

Bác sỹ Hoàng Phong Mỹ, Khoa Phẫu thuật tạo hình-Hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam-Cuba cho hay, hiện bệnh viện đã có kế hoạch điều trị tổng thể cho tất cả các bé bị sứt môi, hở hàm ếch từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành (18 tuổi).

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật môi, vòm miệng sẽ được luyện phát âm, ghép xương ổ răng, chỉnh hình môi, mũi, điều trị tâm lý để hòa nhập cộng đồng.



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=560695#ixzz2Nvp52XwV 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65996010

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July