Ăn cháo hành tây có tác dụng chữa tê cóng chân tay.
|
Mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao khiến bạn luôn có cảm giác rét buốt, tê cóng chân tay. Nhất là với nhân viên văn phòng hay những người dân lao động "thò" tay ra ngoài để làm việc thật là ngại, chẳng khác cực hình.
Khi bị tê cóng, nơi tiếp xúc với lạnh da chuyển sang trắng bệch hoặc xám vàng (biểu hiện ban đầu của tê cóng), cùng với đó là dấu hiệu da bị ngứa hoặc tê, nặng thì vùng da bị phồng rộp, cứng, sau đó sưng đỏ và cảm thấy đau.
Có thể nhận biết hiện tượng tê cóng qua độ cứng, tái nhợt và độ lạnh của da tiếp xúc với lạnh. Khi được sưởi ấm, cơ sẽ trở nên đỏ và đau.
Những bí quyết dưới đây sẽ là giải pháp dành cho bạn:
- Lấy vỏ chuối tươi chà xát nhẹ nhàng bàn tay, gan bàn chân, sau đó rửa lại với nước ấm sẽ có tác dụng giảm sưng do tê cóng
- Bạn cũng có thể uống nước ép lô hội hay dùng loại nước ép này thoa đều bàn tay, bàn chân sẽ có tác dụng bất ngờ trong việc điều trị các bệnh về da, tê cóng bề mặt chân tay.
- Thả túi trà lọc trong chậu nước ấm và ngâm tay chân khoảng chừng 15 phút hoặc cho đến khi nước chỉ còn nguội ở nhiệt độ phòng. Nước trà có thể giúp đẩy nhanh lưu thông máu, giảm những khó chịu, đau đớn cho da khi bị sưng tấy do lạnh.
- Nghiền củ hành tây, có hành tây tím càng tốt và cho vào đun cùng bát cháo trắng. Ăn bát cháo này cũng có tác dụng chữa tê cóng chân tay.
- Uống 200ml nước gừng mỗi ngày có thể thúc đẩy lưu thông máu, giảm nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như đau nhức, sưng, tấy đỏ hoặc đụng nhẹ thấy đau…
Ngoài ra, giữ cơ thể luôn sạch sẽ, khô, tránh mặc quần bó cũng là bí quyết ngăn ngừa triệu chứng tê cóng do lưu thông máu kém gây ra. Khi bị tê cóng, đừng nghĩ hút thuốc hay uống chút rượu sẽ làm ấm được cơ thể, mà càng khiến đốt cháy thêm nhiều calo, làm các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Với các triệu chứng tê cóng nhẹ, có thể tăng cường thêm mát-xa để thúc đẩy tuần hoàn máu.
Theo Dân Việt