Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 18/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Ai không nên ăn rau cải cúc? Ai không nên ăn rau cải cúc? , Người xứ Nghệ Kiev
 
Thứ sáu 17/01/2025

( PHUNUTODAY ) - Rau cải cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, được coi là dược liệu trong nhiều bài thuốc dân gian

Lợi ích của rau cải cúc đối với sức khỏe

Rau cải cúc còn được gọi với nhiều tên khác như rau cúc, rau tần ô, cúc tần ô, đồng cao, xuân cúc, xoòng hao (tiếng Tày). Người ta thường chỉ sử dụng cành và lá cải cúc. Cải cúc có thể sử dụng tươi hoặc đem phơi khô để dùng dần, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

 

Cải cúc không chỉ dùng như một loại rau thông thường mà còn là loại dược liệu quý. Nó chứa nhiều tinh dầu, axit amin (asparagine acid glutamic, acid aminobutyric, alamin, leucin, acid aspartic, prolin, valin), acid 3.5-di-cafeo, vitamin A, B, C, herniarin, gossipitrin, quercimetrin, acid clorogenic…

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị nhạt, ngọt, hơi đắng và the. Rau có mùi thơm, tính mát, tác dụng tán phong nhiệt, kiện tỳ vị, trừ đờm, chữa ho dai dẳng, ăn uống không tiêu, ít sữa, giúp giảm cân...

Cải cúc có thể dùng ăn sống, nấu canh, sắc lấy nước uống... Một ngày dùng 30-50 gram.

Rau cải cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Rau cải cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Những người không nên ăn rau cải cúc

- Người đang có huyết áp thấp

Rau cải cúc rất tốt cho sức khỏe của những người đang bị huyết áp cao. Tuy nhiên, những người đang có huyết áp thấp không nên ăn loại rau này vì nó có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp. Một số trường hợp huyết áp bình thường nhưng ăn quá nhiều rau cải cúc cũng có thể gặp tình trạng tụt huyết áp.

- Trẻ dưới 1 tuổi

 

Rau cải cúc vốn có nhiều chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng không phù hợp với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, ăn rau cải cúc sẽ gây khó tiêu. Nếu sử dụng cải cúc để trị ho cũng không nên áp dụng với các bé dưới 1 tuổi.

- Người bị tiêu chảy, cảm lạnh

Người đang gặp vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy không nên ăn rau cải cúc. Loại rau này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn vì rau có tính mát, vị đắng. Khi bị tiêu chảy, tốt nhất không nên ăn các thực phẩm tính mát như vậy để tránh tình trạng bệnh chuyển xấu hơn.

Khi bị lạnh bụng, cảm lạnh, thương hàn, người bệnh cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm có tình hàn như rau cải cúc. Nếu vẫn muốn ăn loại rau này, tốt nhất nên chờ cho cơ thể khỏe lại hoặc khi nấu phải kết hợp với các loại nguyên liệu có tính ấm khác như gừng để cân bằng.

- Người đang sử dụng thuốc

Những người đang sử dụng thuốc trị bệnh như thuốc trị gout, mỡ máu cáo, thuốc ức chế miễn dịch, insulin... nên hạn chế sử dụng rau cải cúc.

Rau cải cúc lành tính nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều (đặc biệt là phần giữa nụ hoa) vì rau có chứa pyrethrin, có thể gây ra tác dụng phụ nếu đi vào cơ thể với liều lượng lớn. Loại rau này cũng gây ra phản ứng dị ứng nhất là với người hay bị dị ứng phấn hoa.

Khi dùng rau cải cúc, phải rửa thật sạch và nấu chín để tránh nhiễm trứng giun.

Cải cúc được sử dụng như một loại dược liệu nhưng tác dụng sẽ chậm, cần thực hiện liên tục 3-10 ngày để thấy kết quả. Tuy nhiên, người đang gặp các vấn đề về sức khỏe tốt nhất vẫn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có phương hướng điều trị phù hợp.

https://phunutoday.vn/ai-khong-nen-an-rau-cai-cuc-d446235.html


  Các Tin khác
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66459578

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July