- Mua cua về cần chế biến ngay, không để lâu vì cua để bị ươn sẽ rất độc. Dinh dưỡng trong cua cũng như nhiều thủy sản khác khi bị ươn sẽ sản sinh ra histidine, có nguy cơ gây ngộ độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọn gây tai hại sức khỏe.
- Cua đồng chứa nhiều ký sinh trùng nên khi làm cua cần làm sạch và phải nấu chín mới được ăn. Đặc biệt khi chế biến ở dạng rang, hấp cua thì càng cần phải chú ý để chín được cả phần trong mai cua.
- Cua đồng là món ăn không nên nấu đi nấu lại vì sẽ làm mất chất và thịt cua biến chất thành độc hại.
Những đối tượng không nên ăn thịt cua đồng
Người dị ứng với cua: Cua đồng có thể gây dị ứng với một số đối tượng. Do đó những người hay dị ứng thủy hải sản cần cẩn trọng khi ăn, nên đo lường phản ứng cơ thể. Trẻ nhỏ khi mới tập ăn nên cho ăn ít một để xem trẻ có thích nghi với thực phẩm này không.
Người mới ốm dậy: những người mới ốm dậy cơ thể còn yếu, hệ tiêu hóa còn kém nên có thể sẽ khó tiêu hóa cua đồng. Do đó sau khi ốm dậy nên ăn thức ăn lành tính, dễ tiêu hóa. Những người này mà ăn thịt cua có thể bị nhiễm lạnh, đau bụng vì cua có tính hàn. Do đó những người mới ốm dậy nếu thích ăn chỉ ăn ít một. Đặc biệt nếu những người vừa trải qua đợt rối loạn tiêu hóa càng cần chú ý. Người có tiền sử bị hen, hay bị gút, đau bụng tiêu chảy cũng nên hạn chế ăn cua đồng.
Phụ nữ trong giai đoạn đầu mang thai: Trong 3 tháng đầu là thời kỳ phụ nữ có nguy cơ sảy thai cao hơn nên tránh ăn cua đồng.Cua đồng có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và chúng không phải nhóm thực phẩm an thai nên cần ăn vừa phải và đo lường phản ứng. Dân gian cũng có nhiều ca ăn cua đồng thấy nguy cơ sảy thai, sinh non. Do đó phụ nữ mang thai nên chú ý.
Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch: Những người bệnh tim mạch nên ăn lượng vừa phải vì cua đồng có chất béo. Ăn cua đồng nhiều cũng có thể gây tăng cholesterol. Thế nên những đối tượng này không nên ăn nhiều, ăn cua đồng thường xuyên. Những người bệnh tim mạch thích ăn cua có thể bỏ gạch cua vì phần gạch cua nhiều cholesterol hơn thịt cua.
Người bị cảm lạnh, tiêu chảy: Cua đồng có tính hàn nên khi bạn đang cảm lạnh hay đang bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thì nên hạn chế ăn cua đồng. Nhất là trường hợp nấu cua đồng với rau mồng tơi càng có thể làm tăng tính hàn