Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 21/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Người Nhật nấu cơm thường thêm vào 1 thứ: Cơm dẻo ngon ai cũng muốn học theo Người Nhật nấu cơm thường thêm vào 1 thứ: Cơm dẻo ngon ai cũng muốn học theo , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Thứ sáu 17/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Nhiều bà nội trợ Nhật Bản đã sáng tạo trong việc nấu cơm bằng cách thêm 2-3 viên đá lạnh vào nồi gạo đã vo thay vì chỉ sử dụng nước lọc như thông thường. Phương pháp này được cho là giúp cơm trở nên dẻo ngọt hơn và có lợi cho sức khỏe. Liệu điều này có thực sự đúng không?

Tại Việt Nam, việc nấu cơm thường chỉ đơn giản là vo gạo và nấu với nước. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, quá trình nấu cơm đã được nâng tầm lên thành một nghệ thuật thực thụ. Người Nhật không chỉ cẩn thận trong việc chọn lựa loại gạo mà còn áp dụng các kỹ thuật đặc biệt để tạo ra những hạt cơm thơm ngon, dẻo ngọt và tốt cho sức khỏe.

Ở Nhật Bản, quá trình nấu cơm đã được nâng tầm lên thành một nghệ thuật thực thụ

Ở Nhật Bản, quá trình nấu cơm đã được nâng tầm lên thành một nghệ thuật thực thụ

 
 

Lý do vì sao người Nhật thường cho đá lạnh vào nồi khi đang nấu cơm?

Người Nhật có thói quen thêm vài viên đá lạnh vào nồi trước khi nấu cơm, và đây không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một bí quyết nấu ăn đã được kiểm chứng khoa học:

Cách làm: Sau khi vo gạo và thêm lượng nước vừa phải (ít hơn một chút so với thông thường), bạn cho thêm 2-3 viên đá lạnh vào nồi. Đợi khoảng 10-15 phút trước khi cắm điện và bấm nút nấu.

Thêm đá lạnh vào nồi cơm trước khi nấu mang lại nhiều lợi ích bất ngờ:

- Việc thêm đá vào nồi trước khi nấu cơm giúp làm giảm tốc độ gạo hấp thụ nước, tạo nên hạt cơm dẻo và thơm hơn.

- Tăng độ ngon và dưỡng chất cho cơm khi chín: Sau khi cơm đã chín, lượng axit amin trong gạo tăng lên, tạo ra vị ngon tự nhiên và hương thơm dễ chịu hơn.

- Điều chỉnh độ ngọt của cơm: Các enzym phân giải, chịu trách nhiệm điều chỉnh độ ngọt, thường dừng hoạt động khi nhiệt độ vượt quá 80 độ. Thêm đá có thể kéo dài thời gian này, cho phép gạo hấp thụ thêm độ ngọt và tạo ra hương vị tốt hơn.

Người Nhật có thói quen thêm vài viên đá lạnh vào nồi trước khi nấu cơm

Người Nhật có thói quen thêm vài viên đá lạnh vào nồi trước khi nấu cơm

Tại sao một số chuyên gia dinh dưỡng lại khuyến nghị việc sử dụng nước nóng để nấu cơm?

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm từ Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng cho biết rằng cơm (gạo) đóng vai trò cung cấp chất bột đường, các loại vitamin và khoáng chất, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Đáng chú ý, gạo chứa chủ yếu các vitamin nhóm B như B1, B3, và B6 cùng với chất xơ. Bên cạnh đó, gạo còn cung cấp vitamin E, sắt, kẽm, và thậm chí là omega 3.

Phó giáo sư Trâm khẳng định rằng nấu cơm bằng nước sôi mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc sử dụng nước lạnh. Bà lý giải rằng khi dùng nước lạnh, hạt gạo sẽ bị trương lên, khiến chất dinh dưỡng dễ dàng tan vào nước. Tuy nhiên, nếu nấu bằng nước sôi, hạt cơm sẽ trở nên dẻo hơn, lớp ngoài của hạt gạo co lại tạo thành một lớp màng bảo vệ, giúp hạt không bị nứt vỡ. Phương pháp này giữ lại lượng vitamin B1 nhiều hơn khoảng 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

 

Do đó, việc nấu cơm bằng nước thêm đá hay nước sôi đều có những ưu điểm riêng, bạn có thể tự trải nghiệm để tìm ra phương pháp nào tạo ra nồi cơm thơm, dẻo, và ngon nhất theo sở thích của mình.

Việc nấu cơm bằng nước thêm đá hay nước sôi đều có những ưu điểm riêng

Việc nấu cơm bằng nước thêm đá hay nước sôi đều có những ưu điểm riêng

4 lỗi khi nấu cơm có thể làm giảm chất lượng và dưỡng chất của cơm

Bất kể bạn chọn loại nước nào để nấu cơm, nếu muốn có một nồi cơm thơm ngon, dẻo mềm và giữ được hương vị cùng chất dinh dưỡng, hãy tránh những sai lầm sau đây:

Không vo gạo trước khi nấu

Vo gạo là bước cần thiết để loại bỏ sạn, bụi bẩn và lượng tinh bột dư thừa, giúp cơm ngon hơn. Khi thực hiện công đoạn vo gạo, bạn nên nhẹ nhàng để tránh làm mất đi các chất dinh dưỡng quý giá nằm ở lớp vỏ ngoài của hạt gạo. Chỉ cần khuấy nhẹ nhàng, rửa gạo và gạn nước để loại trừ sâu, sạn.

Đổ nước vào gạo dựa trên sự ước lượng của bạn

Nếu tỷ lệ giữa nước và gạo không đúng, cơm có thể trở nên nhão hoặc chưa chín hoàn toàn, và khó có thể sửa chữa khi cơm đã nấu xong. Bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng của từng loại gạo và nồi để đo lượng nước phù hợp. Một cách đơn giản hơn, bạn có thể áp dụng "mẹo ngón tay" truyền thống: Sau khi đã gạn sạch nước vo gạo, hãy đặt ngón tay giữa lên bề mặt gạo và thêm nước cho đến khi chạm vào đốt đầu tiên của ngón tay. Phương pháp này đã được công nhận trên toàn thế giới và là một cách dễ dàng để đạt được tỷ lệ nước-gạo chính xác, không phụ thuộc vào kích thước bàn tay của bạn.

Nấu gạo lứt giống như nấu gạo trắng

Gạo lứt cần nhiều thời gian và nước hơn. Các chuyên gia giải thích rằng gạo lứt về cơ bản là gạo trắng được bọc trong một lớp cám. Lớp cám này làm chậm quá trình nước thẩm thấu vào phần lõi tinh bột, do đó gạo lứt cần thời gian nấu kéo dài gấp đôi hoặc cần được ngâm trước khi nấu.

Khuấy cơm khi đang nấu

Việc làm này có thể khiến các hạt gạo bị vỡ, dẫn đến kết cấu cơm khi chín không đồng đều và kém ngon. Không nên can thiệp trong quá trình nấu cơm để đảm bảo hơi nước được giữ đủ, giúp cơm chín đều và kỹ

https://phunutoday.vn/nguoi-nhat-nau-com-thuong-them-vao-1-thu-com-deo-ngon-ai-cung-muon-hoc-theo-d415192.html


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65079075

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July