Làn sóng biến thể Omicron đang có chiều hướng giảm bớt, nhưng điều này không diễn ra nhanh chóng vì sự hoành hành của dòng phụ BA.2 hay còn gọi là "Omicron tàng hình". Vì vậy, các nhà khoa học đang theo dõi sát dòng phụ có khả năng lây lan nhanh hơn dòng chính Omicron hay không.
Do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy hình ảnh dưới kính hiển vi một tế bào (màu xanh) của bệnh nhân COVID-19 bị nhiễm biến thể B.1.1.7 của virus SARS-CoV-2 (màu vàng). Ảnh: AFP/TTXVN
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số ca nhiễm biến thể Omicron có thể khiến người ta hiểu nhầm thực tế. Theo WHO, số ca giảm là do giảm xét nghiệm, và việc này vô hình trung lại gây nhiều khó khăn hơn trong việc truy vết dòng phụ BA.2 đang ngày một gia tăng trong cộng đồng. WHO cũng cảnh báo dòng phụ BA.2 có thể sẽ "ngày càng vượt trội".
WHO cũng thận trọng rằng không nên suy diễn nhiều về xu hướng giảm hiện nay. Bà Maria Van Kerkhove, người phụ trách kỹ thuật về COVID-19 của WHO, cho biết thay vì dựa vào số ca nhiễm, lo ngại lớn hơn là số ca tử vong do COVID-19 đang tăng liên tiếp 6 tuần gần đây. Tuy nhiên, dù BA.2 có thể làm kéo dài làn sóng Omicron nhưng các nhà khoa học cho biết hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy BA.2 gây bệnh nặng hơn BA.1.
Theo số liệu của WHO, hiện BA.2 chiếm khoảng 1/5 số ca mới nhiễm biến thể Omicron trên toàn thế giới. Đan Mạch là nước đầu tiên ghi nhận rằng BA.2 đã vượt qua BA.1. Hiện dòng phụ BA.2 đang trở thành biến thể chủ đạo ở một số nước châu Á, như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Philippines.
https://soha.vn/big-story/chum-anh-dan-thuong-donetsk-so-tan-sang-nga-vung-rostov-nga-ban-bo-tinh-trang-khan-cap-20220220001533164.htm