Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Thứ năm, 28/01/2021 3 biến chủng SARS-CoV-2 mới nguy hiểm như thế nào? Thứ năm, 28/01/2021 3 biến chủng SARS-CoV-2 mới nguy hiểm như thế nào? , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Dân trí

 Ít nhất 3 biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 lần đầu được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil đang gây lo ngại đặc biệt khi chúng dễ lây lan, gây chết chóc hơn và thậm chí có nguy cơ kháng vắc xin.

3 biến chủng SARS-CoV-2 mới nguy hiểm như thế nào? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các biến chủng lần đầu xuất hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil gây ra lo ngại vì chúng có nhiều đặc tính nguy hiểm (Ảnh: Getty)

Hồi giữa tháng 1, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới WHO phát đi cảnh báo rằng trong năm thứ 2 của Covid-19, đại dịch này có thể trở nên tồi tệ hơn nữa. Một trong những yếu tố có thể dẫn tới viễn cảnh này là sự xuất hiện của các biến thể mới của SARS-CoV-2 với những đặc tính nguy hiểm.

Việc các chủng vi rút liên tục biến đổi gen không phải là chuyện lạ nhưng trong một số trường hợp chúng biến thành những chủng có nguy cơ cao và gây ra mối đe dọa lớn đến nỗ lực chống dịch.

Ba chủng nổi bật nhất đang được các nhà khoa học nhắc tới là các chủng lần đầu được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil. Chúng đã xuất hiện lần lượt ở 70, 31 và 8 nước tính tới ngày 26/1.

Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy các chủng này sẽ khiến người mắc có triệu chứng nặng hơn, tuy nhiên những nghiên cứu giai đoạn đầu đã chỉ ra nghi vấn rằng chủng lần đầu phát hiện ở Anh (VOC 202012/01) có thể gây chết chóc nhiều hơn 30-40%. Tuy nhiên, theo BBC, các bằng chứng cho nghi vấn này chưa thực sự mạnh và dữ liệu vẫn chưa có đủ kết luận điều này.

Biến chủng dễ lây lan

Mặc dù vậy, giới khoa học đã chứng minh được 3 chủng mới này dễ lây lan hơn những chủng cũ. Cả 3 chủng đều có sự biến đổi về phần gai protein - phần giúp cho vi rút xâm nhập vào tế bào người. Sự thay đổi này khiến cho các chủng dễ bám vào tế bào và nhân rộng nhanh hơn.

Tại Anh, các nghiên cứu ban đầu cho thấy chủng VOC 202012/01 xuất hiện từ tháng 9/2020 có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% chủng cũ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của cơ quan y tế công cộng Anh cho thấy chỉ số này vào khoảng 30-50%. Chính chủng vi rút này đã buộc Anh phải thực hiện lệnh phong tỏa gần đây nhất.

Trong khi đó, giới khoa học cho biết chủng SARS-CoV-2 lần đầu được phát hiện ở Nam Phi từ tháng 10 (501Y.V2), có nhiều biến đổi quan trọng ở phần gai protein hơn chủng của Anh.  

Giới chuyên gia lo ngại rằng chủng Nam Phi có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin hiện có mặt trên thị trường vì chúng có thể "lách" qua hệ thống kháng thể, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

Trong khi đó, chủng lần đầu xuất hiện ở Brazil tháng 7 (P1) sở hữu 3 đột biến ở phần gai protein và nó có đặc tính tương tự như chủng ở Nam Phi.

Hiệu quả của vắc xin với chủng mới

Hiện những câu hỏi về việc các chủng này có kháng vắc xin Covid-19 hay không vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Một số nghiên cứu ban đầu chỉ ra vắc xin do Pfizer (Mỹ - Đức) sản xuất hiệu quả với chủng từ Anh.

Các vắc xin đang dùng cho tiêm chủng hiện tại được phát triển dựa trên các chủng vi rút cũ nhưng các khoa học tin rằng nó vẫn chống được chủng mới, dù tới nay vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn cho nhận định này.

Nghiên cứu trên vắc xin Moderna (Mỹ) ở giai đoạn đầu cho thấy nó vẫn có khả năng chống lại biến chủng Nam Phi.

Các nhà khoa học giải thích rằng các vắc xin hiện giờ được phát triển theo nguyên tắc "huấn luyện" cơ thể người được tiêm sinh ra kháng thể tấn công vào nhiều phần của vi rút, không chỉ là phần gai protein.

Tuy nhiên, vẫn có khả năng vi rút SARS-CoV-2 tiếp tục thay đổi trong tương lai. Mặc dù vậy, trong kịch bản tệ nhất, các nhà sản xuất vẫn có thể điều chỉnh vắc xin để cải tiến hiệu quả với chủng mới.

Theo BBCCovid-19 có thể giống cúm mùa ở chỗ vắc xin cúm mùa sẽ được điều chỉnh để thích ứng với sự biến đổi của mầm bệnh.

Với sự lây lan nhanh chóng của chủng mới, các nhà khoa học khuyến cáo biện pháp phòng bệnh tốt nhất mà người dân có thể tự thực hiện là duy trì giãn cách an toàn, mang khẩu trang, giữ gìn vệ sinh nhằm nâng cao cảnh giác trước mối đe dọa của dịch bệnh.

Đức Hoàng

Theo BBC, AFP

https://dantri.com.vn/the-gioi/3-bien-chung-sars-co-v-2-moi-nguy-hiem-nhu-the-nao-20210128125947895.htm

 


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66000977

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July