Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Thế giới đối mặt tình trạng thiếu thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2 Thế giới đối mặt tình trạng thiếu thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2 , Người xứ Nghệ Kiev
 

(HNMO) - Tính đến 6h ngày 7-10, thế giới ghi nhận 35.999.969 ca mắc Covid-19 (278.581 ca mắc mới), trong đó 1.053.337 trường hợp đã tử vong, 27.109.777 trường hợp hồi phục. 

Thuốc kháng vi rút Remdesivir.


Số ca mắc tăng cao trên toàn cầu đang đẩy nhiều quốc gia vào tình trạng thiếu thuốc kháng vi rút Remdesivir. Loại thuốc này chứa một tiền chất tương tự nucleotide mới, được Gilead Science phát triển để điều trị các bệnh nhiễm trùng filovirus như bệnh do Ebola và Marburg, nhưng sau đó nó cũng được phát hiện có khả năng chống lại các vi rút khác, trong đó có SARS-CoV-2.

Remdesivir đã được chứng minh là có thể rút ngắn thời gian hồi phục tại bệnh viện cho những trường hợp mắc Covid-19 nghiêm trọng. Remdesivir và Steroid dexamethasone là những loại thuốc duy nhất được Liên minh châu Âu (EU) cho phép điều trị Covid-19. Cả hai loại này đều đã được dùng cho Tổng thống Mỹ Donald Trump trong thời gian qua.

Lý do khan hiếm được cho là bởi nguồn cung Remdesivir bị hạn chế, trong khi nguồn dự trữ cũng đang cạn kiệt. Mỹ và EU là hai khu vực đang phải mua nhiều Remdesivir nhất hiện nay.

Riêng trong tháng 7, với dân số 500 triệu người, 27 quốc gia EU và Anh đã mua được lượng thuốc đủ để điều trị cho khoảng 30.000 bệnh nhân, nhưng cũng chỉ bảo đảm được tới hết tháng 9.

Trong khi đó, tính đến tháng 9, Mỹ đã ký một thỏa thuận mua hơn 500.000 liều, chiếm phần lớn sản lượng của Gilead, nhưng vẫn không đủ cung cấp cho các bệnh viện của nước này.

Nhà sản xuất Gilead Science cho biết đã liên tục tìm cách tăng cường sản lượng suốt từ tháng 1 để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến trên toàn cầu, bao gồm cả việc đặt hàng sản xuất từ các đối tác trong ngành dược.

Châu Âu

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2 và nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ hai, chính phủ các quốc gia châu Âu đang thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn. Hiện tại, lục địa già có hơn 5,5 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có tới 79.665 ca mắc mới.

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2 và nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ hai, chính phủ các quốc gia châu Âu đang thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn. Hiện tại, lục địa già có hơn 5,5 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có tới 79.665 ca mắc mới.

Tại Pháp cũng như tại các nước láng giềng của nước này như: Bỉ, Đức, Thụy Sĩ, Italia, tỷ lệ các ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 trên tổng số xét nghiệm đang tăng mạnh, số ca chuyển bệnh nặng phải nhập viện cũng tăng theo.

Tại Tây Ban Nha, các thành phố Leon, Palencia và San Andrés del Rabanedo sẽ bị phong tỏa một phần trong vòng 2 tuần như từng áp dụng với thành phố Madrid và 9 quận ngoại vi của thành phố này.

Pháp cũng quyết định áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt đối với “các vùng có cảnh báo đỏ” như tại Aix-Marseille-Provence, Guadeloupe, Paris. Các quán bar, phòng tập thể thao và bể bơi sẽ phải đóng cửa trong 2 tuần, trong khi các nhà hàng phải tuân thủ các quy định về y tế nghiêm ngặt nếu muốn mở cửa.

Đức ít bị bùng phát dịch hơn so với các nước láng giềng, nhưng vẫn thiết lập các biện pháp phòng bệnh mới nghiêm ngặt hơn như bắt buộc đeo khẩu trang tại văn phòng, hạn chế số người tham dự các hoạt động hội hè, cấm bán rượu sau 23h và hạn chế các cuộc tụ họp cá nhân ở mức tối đa 6 người.

Ireland đã nâng mức độ ứng phó với Covid-19 từ mức 2 lên mức 3 trên toàn quốc trong 3 tuần, từ 0h ngày 6-10 (giờ địa phương). Người dân sẽ hạn chế đi lại và không được phép đi ra nước ngoài, trừ trường hợp đi công tác, du học hoặc phục vụ những mục đích quan trọng khác. 

Đáng lo ngại, người dân tại các nước châu Âu đang có dấu hiệu chán nản với các biện pháp phòng dịch. Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu Hans Kluge cho biết, dựa trên các dữ liệu điều tra tại các nước trong khu vực, trên 60% số người được hỏi có tâm lý chán nản. Để đối phó với tình trạng này, ông Kluge kêu gọi các giới chức châu Âu cần lắng nghe ý kiến của công chúng để cùng đề xuất các giải pháp phòng, chống Covid-19 phù hợp hơn.

Châu Á

Ấn Độ vượt xa tất cả các nước còn lại tại châu Á về số ca nhiễm và tử vong, hiện đã lên tới 6.754.179 và 104.591 trường hợp.

Về phần mình, Iran ghi nhận thêm 4.151 ca mắc trong 24 giờ qua, mức cao nhất từ trước tới nay. Nước Cộng hòa Hồi giáo này có số ca nhiễm nhiều thứ hai châu Á - với 479.825 ca, trong đó có 27.419 trường hợp đã tử vong.

Tại Đông Nam Á, Malaysia đã đóng cửa hơn 100 trường học sau khi số ca nhiễm tại các địa phương từ đầu tháng 10 tăng vọt lên mức 3 con số. Trên phạm vi toàn quốc, số ca nhiễm ở Malaysia gần đây cũng liên tục tăng lên các mức cao nhất. Ngày 6-10, nước này ghi nhận ca tử vong trẻ nhất vì Covid-19 là một bé gái mới 1 tuổi.

Trong khi đó, số ca mắc mới tại Philippines có chiều hướng giảm. Về phần mình, Singapore đang chuẩn bị triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn để có thể sớm mở cửa đường biên, bao gồm việc thiết lập một phòng xét nghiệm Covid-19 tại sân bay Changi và tiếp tục đàm phán thiết lập hành lang đi lại an toàn với các nước và các khu vực đã kiểm soát được dịch bệnh.

Châu Mỹ

Mỹ vẫn là điểm nóng về dịch của châu lục cũng như trên toàn cầu. Nước này hiện có 7.715.456 ca nhiễm (45.140 ca nhiễm mới). Trong đó, 320.312 người đã tử vong, hơn 6 triệu người đã hồi phục.

Bang New York tạm thời đóng cửa các trường học tại 9 khu vực có số ca nhiễm mới tăng cao, đồng thời nhấn mạnh khó khăn trong việc duy trì học sinh đến lớp trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh không cần thiết tại 9 khu vực trên chưa bị tạm dừng.

Mexico ghi nhận thêm 3.417 ca nhiễm và 180 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh lên 789.780 ca, trong đó có 81.877 ca tử vong. Số ca nhiễm mới và tử vong tiếp tục tăng mạnh tại Mexico từ thời điểm nước này dỡ bỏ giãn cách xã hội và mở cửa lại nền kinh tế (từ ngày 1-6).

Nguồn hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/980203/the-gioi-doi-mat-tinh-trang-thieu-thuoc-khang-vi-rut-sars-cov-2


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66007317

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July