Theo tác giả nghiên cứu Hendrik Streek, trong quá trình nghiên cứu, phát hiện ra rằng, sau khi tiếp xúc với các vật dụng hoặc bề mặt, khả năng bị lây nhiễm sẽ rất ít, bởi vì không thể tìm thấy các dấu hiệu virus còn sống trên các đồ vật và các bề mặt tiếp xúc đó: "Khi chúng tôi lấy những mẫu trên các bề mặt tiếp xúc từ các tay nắm cửa ra vào, điện thoại, hay nhà vệ sinh, trên cơ sở đó chúng tôi không thể nuôi cấy ra các virus trong phòng thí nghiệm".
Một khả năng lây nhiễm nữa là: khi người bệnh ho vào tay, sau đó quệt nhanh vào đồ vật nào đó, sau đó người khác lập tức chạm vào. Nhưng khả năng này cũng không phải là phổ biến.
Các nhà bác học xác định được rằng, các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng được ghi nhận khi có tiếp xúc lâu và gần với nhóm người bệnh trong các hoạt động đông người. Điều này chứng tỏ con đường lây lan dịch bệnh phổ biến nhất là - hít thở phải những giọt hơi thở của người bệnh trong thời gian tiếp xúc gần với người bệnh.
Đồng thời các nhà virus học của học viện tổng hợp Berlin Đức Charite Kristian Drosten tuyên bố về, corona virus rất dễ bị chết khô ngoài không khí, nên không thể lây lan qua không khí.
Theo podrovnoti
Nguồn Người Việt Odessa