Phụ nữ hiện đại không thể không làm đẹp cho tóc. Nhưng việc sử dụng hóa chất, sức nóng của máy sấy, duỗi, uốn… khiến tóc yếu đi rõ rệt. Vậy chăm sóc tóc sau khi làm đẹp như thế nào để giúp mái tóc luôn bồng bềnh, khỏe mạnh?
Đắp mặt nạ cung cấp dưỡng chất, “cứu” tóc khỏi tình trạng khô xơ
|
Khi nào thì nên gội đầu sau khi làm tóc?
Sau khi làm đẹp tóc ở nhiệt độ cao cùng với việc “tẩm” hóa chất làm mềm tóc để tạo kiểu đã làm phá hủy lớp sừng keratin bảo vệ tóc bên ngoài làm tóc yếu đi. Vì vậy, nếu gội đầu liền ngay sau đó, các hóa chất từ dầu gội đầu dễ dàng xâm nhập vào sợi tóc sẽ làm tóc khô xơ và chẻ ngọn.
Đồng thời, lý do mà thợ làm tóc luôn khuyên chúng ta không nên gội đầu sớm vì sau khi làm đẹp, tóc chưa thể vào nếp ngay được nên việc gội đầu sớm sẽ trôi thuốc, làm tóc mất nếp hoặc không còn giữ được màu tóc nhuộm. Chính vì vậy, sau khi làm tóc chúng ta không nên gội đầu ngay mà nên để sau 3 ngày (72 giờ) mới gội đầu. Đó là cách chăm sóc tóc sau khi làm đẹp đầu tiên mà người nào cũng nên biết.
Chọn dầu gội ít kiềm
Chọn dầu gội đầu nào cho tóc đã qua xử lý hóa chất là rất quan trọng, vì tóc lúc này yếu, khô xơ. Cho nên tiêu chí chọn dầu gội đầu lúc này phải chứa nhiều chất dưỡng ẩm, trong dầu gội không chứa nhiều chất tẩy rửa (chất kiềm), vì chất kiềm có tính chất loại bỏ gàu, nhưng sẽ làm tóc khô xơ, mất độ ẩm và càng làm tóc hư tổn nhiều hơn.
Tốt nhất, bạn nên chọn dầu gội có chứa thành phần có tinh dầu dưỡng tóc cung cấp độ ẩm cho tóc như như dầu dừa, dầu olive, dầu jojoba… Hoặc thành phần trên dầu gội có chứa các chất như: etyl và stearyl, panthenol và methicones, silicone và dimethicone. Bên cạnh đó, với những mái tóc uốn, nhuộm… bắt buộc phải dùng dầu xả đi kèm. Vì dầu xả cung cấp độ ẩm và phục hồi những hư tổn, chăm sóc tóc tốt nhất sau khi làm đẹp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn đúng loại kem xả cho tóc uốn và tóc nhuộm vì dùng sai, kem xả sẽ làm tóc uốn bị nhả nếp.
Đắp “mặt nạ” cho tóc
Đắp “mặt nạ” cho tóc là cách dưỡng tóc bên ngoài tốt nhất, mặt nạ không chỉ có tác dụng phục hồi tóc khô xơ mà còn cung cấp dưỡng chất thiết yếu giúp mái tóc chắc khỏe hơn. Nếu không muốn tốn kém ra salon dưỡng tóc, bạn có thể tự chế những loại mặt nạ có nguồn gốc từ thiên nhiên tuy đơn giản những cũng rất hiệu quả. Ủ tóc với tinh dầu dừa, làm mặt nạ tóc từ bơ và sữa tươi, mặt nạ tóc từ bia, trứng gà… Trường hợp bạn không có nhiều thời gian thì có thể thay mặt nạ bằng kem ủ tóc cũng là cách chăm sóc tóc sau khi làm đẹp lý tưởng, ủ lạnh tại nhà khoảng 15 phút thì gội đầu lại. Thực hiện đắp mặt nạ cho tóc mỗi tuần 2 lần, bạn sẽ có mái tóc bồng bềnh, mềm mượt.
Hấp dầu cho tóc
Sau quy trình uốn, duỗi, nhuộm… làm tóc yếu đi thì hấp dầu là biện pháp chăm sóc tóc bạn nên thực hiện nhằm ngăn ngừa tình trạng tóc khô xơ, mất nước, cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho tóc giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Có 2 kiểu hấp dầu cơ bản là hấp nóng và hấp lạnh. Tuy nhiên, mọi người thường chọn phương pháp hấp lạnh vì tránh được nhiệt độ cao làm tổn thương cho tóc. Bạn có thể hấp dầu ở tiệm hoặc làm tại nhà đều được. Nên thực hiện mỗi tuần 1 lần để giúp mái tóc bồng bềnh, đầy sức sống.
Cung cấp dưỡng chất cho tế bào mầm tóc
Theo các chuyên gia, tất cả những việc chăm sóc ở trên chỉ việc chăm sóc tóc bên ngoài, mang lại hiệu quả tạm thời. Nếu tình trạng tóc của bạn không dừng lại ở khô, xơ mà còn rụng nhiều, tóc mọc mảnh yếu, chậm mọc thì chăm sóc tế bào mầm tóc mới là cách chăm sóc tóc tận gốc, lâu dài, nuôi dưỡng tóc phát triển khỏe mạnh từ bên trong. Tế bào mầm tóc nằm sâu bên trong nang tóc nên chúng cần dưỡng chất chuyên biệt để cung cấp dưỡng chất, cân bằng nội tiết tố và bảo vệ tế bào mầm tóc trước những yếu tố gây hại giúp tóc phát triển khỏe mạnh.
(st)
|