Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Lời cảm ơn... Lời cảm ơn... , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

            Ảnh minh họa - Internet

 

Đôi khi người Việt ta hay nhận xét mỗi khi nghe ai đó cảm ơn mình: "Khách sáo thế!" Nếu đó chỉ là một cách đáp lại lịch sự thì còn hiểu được, đằng này tôi thấy nhiều người thực sự cho rằng, người thân mà cảm ơn nhau là "khéo" một cách khó chịu và không đáng. 

Nhưng rồi có hình ảnh phổ biến thế này: chính những người lớn lại giục trẻ con "Đã cảm ơn bác chưa?" "Phải nói gì nhỉ?" khi đứa trẻ nhận được một món quà từ ai đó. Thật là mâu thuẫn! Và gần đây tôi hay nhận được thư các bố mẹ phàn nàn về sự vô cảm của trẻ, sự thản nhiên khi chúng nhận sự chăm sóc, quan tâm của người lớn...

Trên thực tế, cảm ơn hay xin lỗi là những lời quan trọng người lớn muốn trẻ học, nhưng trên hết, hơn cả lời nói, lại là cảm xúc biết ơn thật, hối lỗi thật lòng... khiến cho trẻ tự nói ra hoặc thể hiện bằng cách nào đó thật tự nhiên.

Nói hay không nói? Thể hiện hay giữ trong lòng? Khách sáo hay chân thành? Thật lòng hay giả tạo? Giữa những điều ấy có ranh giới mong manh mà ngay cả những người lớn không phải lúc nào cũng phân biệt được. Đôi lúc người cảm ơn thể hiện tình cảm bị "phô" khiến người ta khó chịu. Lại có khi người nhận lời tri ân không đánh giá được hết sự thật tình của nó mà nghi ngờ sự chân thành của người nói.

Làm sao để con cảm nhận được những tình cảm, quan tâm, công sức của người khác dành cho mình? Làm sao để con có được cảm xúc biết ơn và thể hiện lòng biết ơn một cách nhiệt tình nhưng vẫn tinh tế và đúng mực?

* Cảm ơn... đừng coi đó chỉ là một kỹ năng 

Hiện nay sách dạy kỹ năng và các lớp học kỹ năng tràn ngập thị trường, ngõ hầu hỗ trợ bố mẹ trám vào "lỗ hổng" của nhiều giá trị sống, trong đó có "lòng biết ơn" ở trẻ. Đó chỉ là phương án đối phó, một con đường tưởng ngắn mà xa lắc. 

Còn nhớ câu chuyện một danh nhân đáp: "Không phải tôi đứng lên mà nền giáo dục của tôi đứng lên" khi người ta hỏi vì sao ông phải đứng dậy chào một người ở bậc thấp hơn mình về vị trí xã hội. Thì với câu chuyện của chúng ta cũng vậy, đằng sau lời cảm ơn là một "nền văn hoá", "nền giáo dục". Mà rõ ràng, văn hoá không thể chỉ đọng lại qua ... những cuốn sách kỹ năng!

Những tác phẩm văn học dẫn dắt trẻ bước vào thế giới cảm xúc một cách tự nhiên, không có áp lực, từng bước, hàng ngày, thấm dần như những hạt mưa xuân mơ hồ thấm xuống đất xuân, để mầm xanh chồi biếc nảy lên lúc nào không hay. Đó mới chính là cuộc sống. 

Tương tự như vậy với những bộ phim, câu chuyện, bức hoạ, bản nhạc... 
Có nghĩa là, hãy coi trọng và chú ý đến các món ăn tinh thần của trẻ. Trong đó có thể có tất cả những gì ta gửi gắm.

Lòng biết ơn được xây dựng từ những cảm xúc tốt đẹp với con người, với thế giới, từ khả năng rung cảm trước cái đẹp, khả năng biết vui vì ai đó, biết cảm phục người khác và trân trọng những gì người khác sáng tạo, làm ra... Từ "Những tấm lòng cao cả", "Không gia đình"... hay "Lẵng quả thông" với những câu chuyện tràn ngập lòng biết ơn cho đến "Doraemon" xinh xinh hài hước, trẻ đều nhận được nhiều thông điệp để tự mình xây nên giá trị sống cho thế giới riêng của mình.

* Trẻ đôi khi là tấm gương phản chiếu tác phong của chính bố mẹ và những người thân 

Ăn một bữa cơm ngon do bà nội nấu, mẹ ý tứ cảm ơn bà. Đi ngang một xe rác ở trước cửa nhà vào đêm 30 Tết, bố lên tiếng cảm ơn cô quét rác vất vả vì mình. Xuống xe taxi, mẹ trân trọng cảm ơn chú lái xe. Bố cảm ơn mẹ khi mẹ là xong chiếc áo sơ mi để bố kịp đi làm. Mỗi ngày, những hành động như thế diễn ra trước mắt trẻ, nhẹ nhàng cho trẻ khái niệm về sự biết ơn. Và có lẽ, không phải "bắt bẻ" gì nhiều, trẻ sẽ tự nhiên mà làm theo khi cần thiết.

* Có nhiều cách tỏ lòng biết ơn 

Đúng vậy, bản thân bố mẹ hãy "sáng tạo" hơn khi thể hiện tình cảm của mình. Một cái nhìn, một cái cúi đầu, một cái vỗ vai, một cái ôm, một cái nắm tay, một khoảng im lặng bùi ngùi, một tấm thiệp, một tin nhắn, một câu chuyện được kể đi kể lại hào hứng... - tất cả đều có thể chuyển tải cảm xúc tri ân của mình một cách hân hoan, cảm động.

* Đừng nhắc nhở sát sạt, hãy chờ đợi

Lời cảm ơn không bao giờ nên nói ra một cách gò ép. Thêm nữa, mỗi đứa trẻ, lại mỗi lứa tuổi có cảm nhận riêng của mình. Sự nhắc nhở sát sạt chỉ làm cho trẻ khó chịu khiến cảm giác biết ơn có khi ... biến mất. 
Khi ai đó làm cho trẻ một việc, mục đích của họ hẳn không phải để nhận lời cảm ơn cho dù lời đó có làm họ hài lòng đi chăng nữa. Vì vậy, hãy chờ đợi. Lời cảm ơn đôi khi sẽ được nói ra sau một thời gian...

Với trẻ ở lứa tuổi nhỏ, thay vì nhắc nhở, theo tôi, tốt hơn là:

1. Khơi gợi cảm xúc ở trẻ bằng những câu hỏi. Ví dụ: Con nhận món quà này có thích không? Có đúng ý con không? Làm sao mà bác My lại đoán được sở thích của con nhỉ, hay thật! ...v.v

Những bài tập quan sát cảm xúc của người khác từ nhỏ sẽ khiến trẻ nhạy cảm hơn trong việc này.

2. Từ nhỏ, chơi "đồ hàng" cùng trẻ, hãy bày ra các tình huống để các nhân vật tham gia có điều kiện cảm ơn nhau.

3. Hãy để trẻ tự quyết định nói lời cảm ơn vì có những trường hợp trẻ .. hoàn toàn không thích món quà hay việc người khác làm cho mình. Bắt ép cảm xúc là cách giết chết cảm xúc nhanh nhất. 

4. Sự tinh tế nằm ở chỗ: biết người mình muốn tỏ lòng biết ơn là người thế nào, đánh giá được mức độ thân sơ, biết các quy tắc xã hội ở từng địa điểm riêng tư hay công cộng để có thái độ đúng mực. Điều này cũng chỉ có thể học được theo thời gian và thông qua việc xây dựng một phông văn hoá tốt.

5. Và cuối cùng, hãy chú trọng đến sự chân thành trong tất cả mọi tình huống cuộc sống. Chỉ cảm ơn khi thật sự cảm kích chứ không phải vừa cảm ơn xong lại quay ra chê bai sau lưng. Chỉ xin lỗi khi thực sự hối lỗi chứ không phải xin lỗi xong ở nhà lại lên tiếng nguỵ biện. Chỉ khen khi thực sự đáng khen chứ không phải khen rồi ở chỗ khác lại chê bai phê phán. 

Mọi hành vi của người lớn đều được trẻ "chụp" lại, đôi khi vô thức. Vì vậy, hãy điều chỉnh mình cũng là một cách dạy con.

Nguyễn Thuỵ Anh
Mẹ và Bé.


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66047952

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July