Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam ngày càng gia tăng khi xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc.
Tại hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017 tuần qua tại Hà Nội, GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc bày tỏ lo ngại về tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam.
Theo ông, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng nhiều nhóm kháng sinh. Trong đó tình hình kháng thuốc tại các tỉnh phía Nam nghiêm trọng hơn. Tại các khoa hồi sức tích cực, vấn đề này còn nan giải hơn, do nơi đây tập trung những bệnh nhân nặng nhất, qua nhiều khoa điều trị.
PGS.TS Đoàn Mai Phương, Trưởng khoa Vi sinh, BV Bạch Mai cho biết, tại các tỉnh phía Nam, tỉ lệ Ecoli (vi khuẩn đường ruột) kháng kháng sinh lên tới 74,6%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%...
|
Với tốc độ kháng kháng sinh nhanh như hiện tại, trong một vài thập kỷ tới, nhiều loại bệnh thông thường cũng không còn thuốc chữa.
|
Với nhóm kháng sinh carbapenem, nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay cũng có tỉ lệ lên tới 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm mang gene kháng thuốc như Beta lactamase.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4.
Đáng lo ngại hơn, ở Việt Nam đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần. Nguyên do, có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỉ lệ lên đến 91%. Trong khi đó, tốc độ tìm ra kháng sinh mới trên thế giới không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng kháng sinh.
Trong hơn 5 năm (từ 1983 - 1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ mới chỉ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Còn từ năm 2008 đến nay không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra.
Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.
Để hạn chế tình trạng này, Bộ trưởng Y tế đã ra quyết định thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc giai đoạn từ năm 2017-2020.
Nhóm sẽ có nhiệm vụ tham gia phối hợp, đánh giá, báo cáo giám sát về kháng thuốc và đưa ra các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp.
|
Tương lai sẽ không có kháng sinh?
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc tại các cửa sông ở nước này đã dấy lên mối lo ngại về ...
|
|
WHO công bố danh sách 12 siêu vi khuẩn đáng lo ngại nhất
Ngày 27/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một danh sách 12 nhóm vi khuẩn mà thế giới phải cấp thiết ...
|
|
Vì sao trẻ sinh mổ dễ bị bệnh phổi?
Việc sử dụng kháng sinh đối với thai phụ sinh mổ đã được nhiều cơ quan y tế lớn công nhận là không gây ảnh ...
|
(theo Vietnamnet)
Nguồn Thế giới & Việt Nam
|