Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Phương thuốc cổ truyền trừ ho: Với hơn 300 năm lịch sử Phương thuốc cổ truyền trừ ho: Với hơn 300 năm lịch sử , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

GiadinhNet - Đến nay, với lịch sử hơn 300 năm, phương thuốc trừ ho Xuyên bối tỳ bà cao vẫn được các thế hệ thầy thuốc đông y kế thừa và truyền tụng.

Đặc biệt, với công nghệ bào chế hiện đại, phương thuốc đã được phát triển và bào chế dưới nhiều dạng thuốc ho khác nhau, phục vụ nhu cầu trị bệnh của nhân dân. Phương thuốc được ghi chép, bảo tồn trong nhiều tài liệu y học chính thống, trở thành tinh hoa của nền y học cổ truyền phương Đông nói chung và nền y học dân tộc Việt Nam nói riêng.

Từ một truyền thuyết
 
Phương thuốc cổ truyền trừ ho: Với hơn 300 năm lịch sử 1
Ảnh minh họa.
 
Cách đây hơn 300 năm, vào triều đại nhà Thanh, Trung Hoa, dân gian truyền nhau câu chuyện cảm động về một vị quan tên là Ian Xyao Lian, nổi tiếng về tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ. Một lần, phụ mẫu ông mắc chứng bệnh lạ. Bà ho dòng dã ngày này tháng khác mà không khỏi. Ông cho người tìm kiếm khắp nơi phương thuốc hay, bài thuốc quý, với những vị danh y nổi tiếng về chữa trị, nhưng bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm.
 
May thay, trong lúc tuyệt vọng, ông được một thần y ra tay cứu giúp. Vị thần y này đã lấy một loại cây được trồng phổ biến ở vùng đất Tứ Xuyên, có tên là Xuyên bối mẫu, kết hợp với mật ong và một số thảo dược khác, sắc lên cho bà lão uống. Bà lão kiên trì uống thuốc. Quả nhiên khỏi bệnh. Sức khỏe dần bình phục. Bà và con trai vô cùng phấn chấn, cảm tạ ơn cứu mạng của thần y, đồng thời bày tỏ tâm nguyện được phổ biến rộng rãi phương thuốc này để nhiều người được cứu chữa như bà. Bài thuốc được đặt tên từ 2 vị thuốc chủ đạo là Xuyên bối mẫu và Tỳ bà diệp, nên gọi là Xuyên bối tỳ bà cao. Nhờ công hiệu chữa trị được nhiều chứng ho khác nhau, kể cả những chứng ho dai dẳng lâu ngày không khỏi…phương thuốc đã được nhân dân khắp nơi truyền tụng, kế thừa từ đời này sang đời khác. Sau này, phương thuốc đã được chứng minh tác dụng thông qua các nghiên cứu khoa học hiện đại.
 
Với kinh nghiệm sử dụng hơn 300 năm và những minh chứng khoa học, Xuyên bối tỳ bà cao được chuẩn hóa và đưa vào Dược điển Trung Quốc, trở thành bài thuốc chính thống, làm cơ sở cho nền công nghiệp Dược phát triển thành nhiều loại dược phẩm khác nhau.
Kết cấu phương thuốc theo y học cổ truyền
 
Phương thuốc cổ truyền trừ ho: Với hơn 300 năm lịch sử 2
 
Xuyên bối tỳ bà cao gồm nhiều dược liệu được kết hợp theo bố cục Quân – Thần – Tá – Sứ, theo tác dụng chính yếu của các vị thuốc, tương tự thứ bậc, vai trò của vua tôi quần thần trong triều đình.

Quân là vị thuốc quyết định công năng chính của phương thuốc, tương tự như vua, đứng đầu triều đình, quyết định vận mạng của quốc gia, dân tộc.
 
Trong phương thuốc Xuyên bối tỳ bà cao, Xuyên bối mẫu là vị quân, có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm, thanh phế, giải độc…Đã có những nghiên cứu dược lý về Xuyên bối mẫu, chứng minh vị thuốc này có tác dụng ức chế nhẹ trung tâm gây ho, an thần, qua đó làm giảm phản xạ ho. Đây là một dược liệu quý và khá đắt tiền. Chữ “Bối mẫu” xuất phát từ ý nghĩa quý như bảo bối của người mẹ, được sử dụng làm phương thuốc trừ ho cho các thai phụ và bà mẹ cho con bú. Ngoài ra, còn được xem là bảo bối trừ ho trong mỗi gia đình Trung Hoa thời xưa, gọi là “Cấp cứu phương”.

Phò tá cho Vua, có Thần, là cánh tay đắc lực giúp vua trong việc trị nước. Tương tự như vậy, vị Thần có vai trò hỗ trợ vị Quân trong trị bệnh. Vị thần trong phương thuốc Xuyên bối tỳ bà cao là Tỳ bà diệp, có tác dụng thanh phế, hòa vị, giáng khí, hóa đờm, được đông y sử dụng trong các trường hợp ho, viêm họng, viêm phế quản mạn tính…Tỳ bà diệp cũng được nghiên cứu về dược lý, cho thấy các tác dụng như giảm co thắt khí quản, long đờm, kháng khuẩn, chống viêm.
 
Giúp việc cho Thần lại có tướng tá ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo ý đó, phương thuốc cổ truyền cũng bao gồm nhiều vị tá, tạo ra tính phong phú về tác dụng cho phương thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả trị bệnh chung. Các vị này gồm: Cát cánh, bán hạ có tác dụng làm loãng đờm, nhờ đó giúp đờm dễ được đẩy ra ngoài; Trần bì, gừng tươi, bạc hà chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm; Khổ hạnh nhân ức chế trung tâm gây ho, làm giảm phản xạ ho; Viễn chí có tác dụng an thần, giảm ho, làm loãng đờm, giảm đau, kháng khuẩn; Qua lâu nhân giúp giảm đau, long đờm, chống viêm; Một điểm khác biệt của phương pháp trị bệnh theo y học cổ truyền, đó là trong phương thuốc, ngoài các vị thuốc có tác dụng trị bệnh như giảm ho, long đờm, kháng khuẩn, chống viêm…, còn hết sức coi trọng các vị thuốc có tính bổ dưỡng. Qua đó, một mặt làm tăng cường sinh lực nói chung, vừa điều hòa chức năng tạng phủ, cải thiện phần gốc của bệnh, đem lại hiệu quả trị bệnh lâu dài. Trong phương thuốc này, có các vị như Sa sâm, phục linh, ngũ vị tử là vị thuốc bổ phế, tỳ, vị, phát huy công hiệu vừa tả, vừa bổ theo đông y.

Cam thảo là vị thuốc đóng vai trò làm Sứ có tác dụng dẫn thuốc, điều vị, giúp phương thuốc giảm được vị đắng và dễ uống. Đồng thời, nhờ cam thảo, các vị thuốc khác dễ được hấp thu, thể hiện đúng tính vị, quy kinh, tác dụng. Trong đông y, cam thảo cũng là vị thuốc giúp long đờm, giảm ho, chống viêm.
 
Kết hợp phương thuốc cổ truyền và kinh nghiệm dân gian

Kế thừa và phát triển sáng tạo phương thuốc cổ truyền Xuyên bối tỳ bà cao, gia thêm các vị thuốc dân gian ô mai, vỏ quýt, mật ong, các nhà nghiên cứu thuộc Công ty Dược phẩm Hoa Linh (gồm các thầy thuốc, các chuyên gia trong lĩnh vực đông y, bào chế, sản xuất thuốc) đã sản xuất thành công thuốc ho Bảo Thanh.

Theo đông y, ô mai có tác dụng kích thích sinh tân dịch, chống khô họng, dùng tốt trong các trường hợp ho gây nóng rát cổ họng, khô họng, ngứa họng, khản tiếng… Vỏ quýt chứa tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, dịu ho. Còn Mật ong được sử dụng từ ngàn năm nay, với nhiều tác dụng quý như: giúp ăn ngon, ngủ tốt, cải thiện sức khỏe và tăng sức đề kháng. Mật ong còn có hoạt tính kháng sinh tự nhiên và kích thích tái tạo tế bào mới, giúp mau lành các vết thương ngoài da và niêm mạc. Dân gian thường sử dụng mật ong nguyên chất hoặc phối hợp với một số thảo dược quen thuộc như lá hẹ, quất xanh, hoa hồng bạch, húng chanh… làm phương thuốc trị ho an toàn cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.

Bằng công nghệ bào chế hiện đại, cùng những bí quyết riêng, các dược liệu trong thuốc ho Bảo Thanh giữ nguyên được tác dụng trong suốt quá trình bào chế. Mặt khác, trước khi đưa vào nấu cao, các dược liệu được chế biến theo nguyên tắc của y học cổ truyền, để mỗi vị thuốc đều phát huy đúng tính vị, qui kinh, tác dụng. Dược liệu đầu vào được kiểm soát chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam.
 
Phương thuốc cổ truyền trừ ho: Với hơn 300 năm lịch sử 3
 
Nhờ có sự nghiên cứu cẩn trọng về công thức và bào chế, thuốc ho Bảo Thanh đạt được hiệu quả tối ưu, phát huy đồng thời 3 công năng Bổ phế, trừ ho, tiêu đờm. Điều trị hiệu quả các chứng ho do dị ứng thời tiết, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm. Nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho tái đi tái lại do phế âm hư, ho trong viêm họng, viêm phế quản mãn tính… Bởi vì ngoài tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh (giảm ho, long đờm, kháng khuẩn, chống viêm), thuốc ho Bảo Thanh còn chứa các vị thuốc bổ, cải thiện phần gốc của bệnh, mang lại hiệu quả trị bệnh lâu dài và an toàn khi sử dụng dài ngày.
 Thanh Thủy

  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65161334

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July