Khoảng 30 - 50% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ
Theo kết quả một cuộc nghiên cứu được đưa ra gần đây, khoảng 30 - 50% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự phình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra.
Ngoài hai triệu chứng chính là chảy máu và sa búi trĩngười bệnhcó thể bị các triệu chứng: đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn.
Nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm: Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài. Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng.Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.Béo phì.Mang vác nặng. Mang thai và sinh con…
Biến chứng của bệnh
Tắc mạch trĩ: Tắc mạch trĩ ngoại có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hoạt động thể thao, hậu sản… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn là những yếu tố thuận lợi của tắc mạch trĩ.
Một thời gian ngắn sau khi xuất hiện, bọc máu đông được bao bọc bởi một màng mỏng, dần dần dính chặt vào da phủ, khó bóc tách. Khi thăm khám thấy ở vùng rìa hậu môn có một khối sưng màu phớt xanh, kích thước to hơn hay nhỏ hơn hạt đậu, sờ vào thấy căng. Bệnh nhân đau rát.Nếu được rạch ngay lấy cục máu đông thì bệnh nhân thấy dễ chịu ngay.Cũng có khi cục máu đông gây hoại tử phía da trên gây rỉ máu.
Tắc mạch trĩ nội ít hơn nhiều so với tắc mạch trĩ ngoại. Bệnh nhân đau ở trong sâu, có cảm giác gợn cộm như có một vật lạ nằm trong lòng ống hậu môn. Ấn tay vào thành trực tràng cảm giác được một cục cứng có ranh giới rõ rệt. Khi soi hậu môn thấy ở búi trĩ có một chỗ phồng lên màu phớt xanh.Rạch nhẹ vào khối đó có một cục máu đông bật ra.
Nghẹt: Nghẹt là khi búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc gây phù nề và do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được. Nghẹt có thể một phần, một nửa hay toàn bộ chu vi hậu môn. Khi nhìn, thấy mặt ngoài của trĩ sa nghẹt là da màu xám, ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen là do hiện tượng hoại tử bắt đầu. Khi nắn, thấy có những chỗ mềm do phù nề, ấn lõm, xen kẽ với những hạt cứng là những cục máu đông.
Trĩ sa nghẹt đẩy lên rất khó hay hoàn toàn không đẩy lên được, nhất là loại trĩ vòng, do phù nề nhiều hơn và do cơ vòng thắt chặt. Trĩ sa nghẹt làm bệnh nhân rất đau đớn. Trĩ sa nghẹt hoặc là đỡ sưng nề dần, và rồi có thể đẩy lên được, hoặc là bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn của trĩ thường là viêm khe, viêm nhú. Các khe, các nhú nằm trên đường lược. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát. Thăm trực tràng làm bệnh nhân rất đau, thấy cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.
Bội nhiễm: Nếu trĩ thòi ra ngoài lâu, chảy máu liên tục thì rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn bởi vì hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh.
Ảnh minh họa
Bí kíp phòng và chữa bệnh
Chế độ ăn uống, lối sống là điều rất quan trọng giúp bệnh nhân phòng và chữa bệnh. Cụ thể là, tránh ăn mặn, uống nhiều nước (1,5 - 2 lít nước/ngày), ăn nhiều rau xanh và chất xơ cũng như rau sống (diếp cá, rau má...) và hoa quả. Hạn chế ăn đồ cay nóng (tiêu, ớt ...). Hạn chế uống rượu bia.
Không nên ngồi lâu bên bàn làm việc, máy tính vì đây là tác nhân gây mắc bệnh trĩ. Cứ khoảng một giờ làm việc cần đứng dậy để vươn vai, đi lại vừa có tác dụng giảm căng thẳng, không hại thị lực lại hạn chế được nguy cơ mắc trĩ.Tích cực tham gia hoạt động thể dục thể thao.
Không được nhịn đi tiêu: Cảm giác đau rát vùng hậu môn khi đi tiêu có thể là nguyên nhân khiến nhiều người nhịn đi tiêu. Tuy nhiên, càng nhịn thì nguy cơ bị táo bón và bệnh trĩ càng tăng cao.
Điều đặc biệt quan trọng, khi thấy mình có những dấu hiệu của bệnh, đừng ngại ngùng, hãy đi khám để bác sĩ có lời khuyên điều trị tốt nhất. Có nhiều trường hợp, ban đầu bệnh nặng nhưng do ngại ngùng không đi chữa trị kịp thời, đến lúc đau quá mới đi khám thì bệnh đã nặng. Không những gây đau đớn trong thời gian dài mà quá trình điều trị còn kéo dài, tốn công, tốn sức và tiền bạc.
Bên cạnh những phương pháp Tây y, các bác sĩ vẫn thường khuyên bệnh nhân áp dụng các phương pháp Đông y vào điều trị bệnh trĩ. Sở dĩ vậy, bởi các bài thuốc Đông y thường lành tính, an toàn cho người bệnh và không tạo nên áp lực kinh tế. Và thuốc tiêu trĩ Safinar là sản phẩmĐông y như thế. Được phối hợp bởi các vị thuốc như Hoè giác, Địa du, Phòng Phong, Chỉ xác, Hoàng Cầm và Đương Quy – những vị thuốc Đông y từ ngàn đời xưa với sự phối hợp hàm lượng hài hoà, quy trình bào chế đặc biệt giúp không chỉ giữ nguyên tác dụng của từng vị thuốc mà còn tăng cường tác dụng lẫn nhau. Thuốc tiêu trĩ Safinar nhanh chóng điều trị khỏi bệnh, giúp bệnh không tiến triển sang giai đoạn nặng, ngăn ngừa các biến chứng và ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả. Thuốc tiêu trĩ Safinar là biện pháp điều trị trĩ đơn giản, hiệu quả, triệt để, là lựa chọn thích hợp cho các bệnh nhân sợ phẫu thuật, sợ đến bệnh viện, có tâm lý e ngại khi điều trị.
ĐT tư vấn: 043 990 6195 – 043.668.6226 – 04.6675 6717
Website: www.tribenhtri.vn
Giấy tiếp nhận HSQC thuốc:0707/10/QLD-TT
|
Hồng Vân